Video: Kỹ nghệ làm hương đen làng Chóa
Gìn giữ nghề làm hương đen truyền thống
Làng Chóa (nay là thôn Lạc Trung, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) từ lâu nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc với những nén hương trầm thơm ngát nhưng thanh khiết, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Ngày nay, làng nghề này vẫn giữ được nét đẹp thủ công tinh tế, song song đó là sự phát triển của công nghệ hiện đại, tạo nên bức tranh làng nghề sinh động với sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.
Bà Ngô Thị Khánh (ở thôn Lạc Trung, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong) cho biết, không ai biết chính xác nghề làm hương đen có từ bao giờ, chỉ biết rằng đây là nghề cha truyền con nối, truyền từ đời này sang đời khác. Theo các cụ cao niên trong làng, nghề làm hương đã tồn tại hơn 300 năm.
Thoăn thoắt se những que hương đều tăm tắp, đen óng ả, bà Khánh cho biết, bà làm hương từ năm 19 tuổi, đến nay là tròn 50 năm gắn bó với việc làm hương.
Theo bà, làm hương đen tuy không đòi hỏi nhiều sức lực, nhưng lại khá cầu kỳ, nhiều công đoạn. Đặc biệt, nguyên liệu phải cẩn thận, kỹ càng và sử dụng hoàn toàn bằng các nguyên liệu tự nhiên như: nhựa trám, than hoa, cây nứa.
Mỗi ngày bà Khánh có thể se được khoảng 300 que hương loại to. Nghề làm hương truyền thống mang lại thu nhập không cao nên những người trẻ trong làng lựa chọn đi làm tại các công ty trong khu công nghiệp thay vì tiếp nối nghề truyền thống. Vì vậy, trong làng giờ chủ yếu chỉ còn người già vẫn miệt mài gắn bó với nghề làm hương đen do ông cha để lại.
Những người thợ già với đôi bàn tay chai sạn vẫn miệt mài với công việc làm hương thủ công. Từ khâu chọn nguyên liệu như nhựa trám, than hoa… cho đến việc xay nhuyễn, trộn đều, tạo hình và phơi khô, tất cả đều được thực hiện một cách tỉ mỉ, khéo léo. Mỗi nén hương là cả một quá trình lao động công phu, mang trong mình hơi thở của thời gian và tâm huyết của người dân nơi đây.
"Hương đen làng Choá khác biệt với những loại hương khác bởi nguyên liệu không hoá chất, khi đốt sẽ có mùi thơm mát đặc trưng của nhựa trám, khói vào mắt cũng không cay. Hương có mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ, lan tỏa một cách tinh tế, tạo nên không gian ấm cúng, thanh tịnh, đặc biệt được ưa chuộng trong các dịp lễ tết cổ truyền", bà Khánh cho biết thêm.
Trong sân nhà phơi đầy những bó tăm hương chân đỏ, chân vàng, bà Nguyễn Thị Thi chia sẻ, hương đen gồm hai phần chính là tăm hương và thân hương. Tăm hương là cây nứa đã được ngâm kỹ trong vòng 3-4 tháng để tăm kiệt nhựa và tránh bị mọt. Sau khi vớt lên, được phơi dưới nắng nhiều ngày để tăm thật khô và giòn. Khi đốt lên, que hương sẽ cháy đều, đượm lửa, tàn hương không bị gãy ngang thân.
Là người tâm huyết với nghề làm hương, bà Thi chia sẻ, từ khi có khu công nghiệp về đây, người làm hương đen ở làng Chóa cứ teo tóp dần. Từ vài trăm hộ, giờ chỉ còn khoảng vài chục gia đình còn theo nghề này.
"Mỗi ngày tôi làm được 200 đến 300 que hương, trừ chi phí nhựa trám, than và tăm thì chỉ được 200 nghìn đồng, nhưng với tâm huyết và quyết tâm gìn giữ nghề cha ông để lại nên mẹ con tôi vẫn duy trì", bà Thi cho hay.
Áp dụng công nghệ, nâng cao năng suất
Ngày nay, nhiều gia đình tại làng Choá đã chuyển sang làm hương đen theo hướng công nghiệp. Việc áp dụng các máy móc hiện đại vào sản xuất hương đã góp phần nâng cao năng suất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Các dây chuyền sản xuất tự động giúp tạo ra số lượng lớn với chất lượng đồng đều, giá thành hợp lý hơn.
Là hộ gia đình đầu tiên trong làng nghề có máy sản xuất hương tự động từ năm 2005, bà Ngô Thị Bảy chia sẻ, việc áp dụng máy móc vào làm hương trở nên nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm được nhân công và tăng năng suất lao động gấp nhiều lần so với làm phương pháp thủ công mà chất lượng hương thì như nhau.
"Giờ nhà tôi chỉ cần 3-5 người là mỗi ngày có thể làm ra khoảng 7.000 que hương loại to. Đặc biệt khi đưa vào sản xuất bằng máy chúng tôi tạo ra những cây hương đơn giản đến những sản phẩm cầu kỳ, tinh xảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng", bà Bảy chia sẻ.
Tiếp lời vợ, ông Đào Sỹ Bình (chồng bà Bảy) cho biết, gia đình ông có thể sản xuất hàng tấn hương mỗi năm nhờ đưa máy móc vào sản xuất. Từ đó giúp gia đình ông tăng hiệu quả kinh tế, gìn giữ và đưa nghề hương đen phát triển hơn nữa.
Hương đen làng Chóa có nhiều loại theo kích cỡ khác nhau, từ 30cm đến 1m2, giá thành từ 25.000 – 300.000 đồng/100 que. Thị trường tiêu thụ loại hương này nhiều nhất là Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực phía Nam…
Vừa kết hợp làm thủ công truyền thống vừa ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nghề làm hương vẫn tồn tại đến ngày nay như một điểm tựa của người làng Chóa giúp họ đi qua những khó khăn, xây dựng cuộc sống mới.
Dù quy mô làng nghề đang dần bị thu hẹp nhưng những người dân làng Chóa luôn mong muốn vực dậy, tiếp nối truyền thống cha ông, gìn giữ và truyền nghề cho thế hệ mai sau.
Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...
Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...
TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.
Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...
Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.
Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.
Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...
Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.