Việt Nam là một trong những quốc gia đồng sáng lập Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân tại Dubna (JINR) và gửi các nhà khoa học sang JINR học tập, nghiên cứu và đóng góp cho khoa học công nghệ cơ bản.
Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân tại Dubna (JINR,) hay được gọi tắt là viện Dubna, là một trong những viện nghiên cứu khoa học hàng đầu không chỉ của Liên bang Nga mà còn là một trong những viện nghiên cứu có uy tín khoa học cao của thế giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia đồng sáng lập JINR. Trong giai đoạn chiến tranh, Việt Nam đã cử các nhà khoa học ưu tú sang JINR để học tập, nghiên cứu và đóng góp cho khoa học công nghệ cơ bản.
Từ năm 1982, khi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trở thành đại diện toàn quyền của Việt Nam tại JINR, việc đào tạo cán bộ khoa học đã được hệ thống hóa, đặt nền móng cho việc xây dựng đội ngũ khoa học công nghệ chất lượng cao, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga trong chuyến công tác để họp các toàn quyền JINR, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ, Tiến sỹ Trần Tuấn Anh cho biết với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 45 về phát triển đội ngũ trí thức, và Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, càng khiến việc đào tạo thế hệ các nhà khoa học mới tại Dubna có vai trò quan trọng hơn.
Gần đây, với việc nối lại chủ trương sử dụng điện nguyên tử và quy hoạch điện nguyên tử, đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc và học tập tại Dubna cũng sẽ có đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đào tạo trình độ cao cho khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học cơ bản cũng như ứng dụng của nó.
Viện Dubna có 7 phòng thí nghiệm, gồm các lĩnh vực vật lý lý thuyết, nơi Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu rất nổi tiếng, hạt nhân, phản ứng hạt nhân, vật lý năng lượng cao sinh học bức xạ...
Viện Dubna nổi tiếng vì được dùng để đặt tên cho nguyên tố thứ 105 trong bảng tuần hoàn, còn nguyên tố thứ 118 mang tên Viện sỹ Oganeson, lãnh đạo phòng thí nghiệm phản ứng hạt nhân của Viện Dubna và sẽ tròn 91 tuổi vào tháng Tư này.
Các nhà khoa học tại Dubna là những người đầu tiên trên thế giới tổng hợp nên các nguyên tố siêu nặng mới mang thứ tự 113, 114, 115, 116, 117 và 118.
Mỗi phòng thí nghiệm ở đây có quy mô tương đương một viện nghiên cứu lớn, nơi các trang thiết bị nghiên cứu đều thuộc tầm cỡ hàng đầu của thế giới.
Các nhà khoa học trẻ của Việt Nam có thể có điều kiện làm việc với máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA - một trong 6 dự án siêu khoa học tại Nga nhằm tạo đột phá trong nghiên cứu khoa học cơ bản.
Một điều đáng nói đến là những năm gần đây Nga rất thành công trong lĩnh vực thay thế nhập khẩu, kể cả trong ngành công nghệ cao. Nhiều thiết bị nghiên cứu khoa học từng hoàn toàn phải nhập khẩu thì nay Nga đang tiến tới tự chế tạo.
Một khía cạnh khác cũng được Tiến sỹ Trần Tuấn Anh nhắc đến trong phát triển khoa học và công nghệ là chính sách và điều kiện cho các nhà nghiên cứu.
Điều có thể thấy rõ tại Dubna, để tất cả các cán bộ Việt Nam có thể toàn tâm toàn trí cho nghiên cứu, không phải lo những vấn đề sinh hoạt.
Cán bộ cử đi đến từ nhiều cơ quan, chiếm ưu thế là Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM); ngoài ra có Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Đại học Văn Lang, Đại học Đà Lạt, Đại học Duy Tân. Các cán bộ được cử đi hàng tháng được hỗ trợ thêm chi phí sinh hoạt từ yêu cầu của Toàn quyền.
Tiến sỹ Grigory Trubnikov, Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Nga, Giám đốc Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân (OIIaI) tại Dubna cho biết hiện có khoảng 30 cán bộ khoa học Việt Nam đang làm việc tại Viện Dubna.
Xu thế đáng mừng là con số đã tăng mạnh kể từ năm ngoái. Và tới đây, Viện sẽ đón thêm gần 20 cán bộ mới từ Việt Nam, cho thấy lĩnh vực nghiên cứu của Viện đáp ứng được mối quan tâm của Chính phủ Việt Nam.
Có thể thấy quyết sách về phát triển vượt bậc trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam đã được đón nhận tại cộng đồng khoa học trẻ ở Viện Dubna, thổi bùng lên động lực mới mạnh mẽ trong hợp tác quốc tế, trong nghiên cứu khoa học, trong khẳng định mình trên bản đồ khoa học công nghệ cao của thế giới./.
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.