Hơn 20 năm qua, nhiều hộ dân ở TP Thanh Hóa phải sống khổ sở trong những căn nhà xuống cấp nhưng không được xây mới hay cải tạo, do nằm trong quy hoạch dự án.
Hàng chục năm sống trong nhà ẩm thấp
Hơn 20 năm nay (kể từ năm 2004), hàng chục hộ dân tại khu phố Quang Trung, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa phải sống trong điều kiện vô cùng khó khăn tại những căn nhà cũ kỹ, xuống cấp nhưng không thể xây mới hay sửa chữa.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các hộ dân nằm trong quy hoạch dự án khu đô thị mới Bắc đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa. Dự án này được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Bình Minh từ hơn 20 năm trước.
Tháng 9.2004, dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích quy hoạch hơn 47 ha. Số hộ dân bị ảnh hưởng lên tới 445 hộ, trong đó có 292 hộ có đất nông nghiệp, 84 hộ có đất thổ cư và 69 hộ có mồ mả.
Dự án được thực hiện theo hình thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn (đổi đất lấy hạ tầng) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong quyết định giao đất, không có phương án bố trí đất tái định cư. Khi đó, TP Thanh Hóa chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng và giao đất cho chủ đầu tư triển khai dự án.
Sau nhiều năm triển khai, đến năm 2012, UBND tỉnh Thanh Hóa đã bổ sung 3.400 m² đất (tương đương 35 lô) để tái định cư cho một số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Tiếp đó, đến năm 2021, số lô tái định cư tiếp tục được điều chỉnh, tăng lên 210 lô.
Dù đã có hai lần điều chỉnh, đến nay, ngành chức năng vẫn chưa bố trí được đất tái định cư cho 86 hộ dân chịu ảnh hưởng (tại khu phố Quang Trung, phường Đông Hương), khiến các hộ dân rơi vào cảnh “đi không được, ở chẳng xong”.
Mong sớm được giải quyết
Chia sẻ với PV Báo Lao Động, nhiều hộ dân tại khu phố Quang Trung cho biết, họ đã nhiều lần làm việc với cơ quan chức năng và đề xuất phương án giải quyết, nhưng đến nay sự việc vẫn chưa có hướng xử lý dứt điểm. Điều này khiến cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn do nhà cửa xuống cấp theo thời gian.
Bà Lê Thị Lơ (77 tuổi, trú tại khu phố Quang Trung, phường Đông Hương) bày tỏ sự lo lắng khi hàng chục năm qua, các hộ dân trong khu phố phải sống trong những căn nhà cũ kỹ mà không thể xây mới hay sửa chữa.
“Do khu phố bị thấp hơn so với khu vực xung quanh, mỗi khi trời mưa, nước đọng khắp nơi khiến đường sá ngập úng, môi trường ẩm thấp. Đường trong ngõ chỉ là lối đi tạm bợ. Chúng tôi sống giữa lòng thành phố, thậm chí vị trí này còn được xem là đất vàng, nhưng thực tế lại đang phải chịu cảnh sống khốn khổ suốt hơn 20 năm qua” - bà Lơ chia sẻ.
Ông Lê Nguyên Hồng (75 tuổi, trú tại phố Quang Trung) cho biết căn nhà của gia đình ông được xây dựng từ năm 1988, đến nay đã gần 40 năm, nhà cửa xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn không thể xây mới hay sửa chữa vì nằm trong diện quy hoạch dự án.
“Tôi đã sống 75 năm cuộc đời trên mảnh đất của ông cha để lại. Thế nhưng khi tuổi già cận kề, tôi lại phải sống trong căn nhà xuống cấp, chật chội suốt hơn 20 năm qua. Thực sự nhiều lúc cảm thấy rất bức xúc, nhưng chẳng biết phải làm sao. Chúng tôi chỉ mong tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng sớm đưa ra phương án xử lý để người dân có nơi ở ổn định, an cư lạc nghiệp” - ông Hồng bày tỏ.
Theo đại diện lãnh đạo UBND TP Thanh Hóa, đối với dự án khu đô thị mới Bắc đại lộ Lê Lợi, đến nay, nhà đầu tư đã cơ bản hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật với khoảng 80% khối lượng công việc. Chủ đầu tư cũng đã phân lô và bán đất từ nhiều năm trước.
Hiện vẫn còn hơn 30.000 m² chưa giải phóng mặt bằng, liên quan đến 86 hộ dân bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chính là do khi phê duyệt chủ trương đầu tư ban đầu, tỉnh không bố trí quỹ đất tái định cư cho các hộ dân.
Sau đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã hai lần điều chỉnh quy hoạch vào năm 2012 và 2021 để bổ sung đất tái định cư, giao cho nhà đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình tham mưu, các cơ quan chức năng xác định rằng việc giao đất tái định cư phải do Nhà nước thực hiện, không phải nhà đầu tư. Chính điều này đã khiến sự việc kéo dài mà chưa được giải quyết dứt điểm.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).
Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.
Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....
Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Việt Nam đang dần có nhiều dự án bất động sản xanh, bởi những sản phẩm này có giá trị cho thuê cao hơn 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường và giúp tiết kiệm 20 - 30% chi phí vận hành hàng năm.
Trong lúc Mỹ đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới phân tích cho rằng động thái của Mỹ thực chất đang trao lợi thế lớn cho quốc gia châu Á.
Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Powell do khác biệt chính sách, song ông Trump khẳng định sẵn sàng phá vỡ tiền lệ, bất chấp hậu quả.
Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.