Sau khi trình lên Văn phòng Chính phủ 1 tuần, văn phòng lại gửi văn bản xuống 3 bộ để xin ý kiến. Tuy nhiên 3 bộ vẫn chưa ý kiến.
Hội nghị nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng vùng Đồng bằng sông Hồng, đồng thời công bố quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; bí thư, chủ tịch UBND của 11 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng cùng dự hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng thời gian tới vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới. Do đó, hội nghị cần phải đánh giá lại những việc đã làm được, chưa làm được.
"Phải có giải pháp để tăng trưởng 2 con số bởi nếu vùng Đồng bằng sông Hồng không tăng trưởng 2 con số thì vùng nào tăng trưởng được. Muốn vậy thì phải có điều kiện gì? Phải có quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.
Ngoài ra vùng cần những điều kiện gì để tăng trưởng 2 con số? Đây là yêu cầu rất cao để cùng cả nước đạt mục tiêu phát triển 100 năm mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra" - Thủ tướng nói.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết quy mô kinh tế của thủ đô lớn, vì vậy để tăng trưởng kinh tế thêm 1% là vô cùng lớn, nên cũng có những khó khăn riêng.
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8% và cao nhất có thể. "Từ đó tạo đà cho 2026-2030 tăng trưởng kinh tế lên 2 con số. Hiện nay Hà Nội đang tập trung vào việc cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp" - ông Thanh nói.
Ông Thanh cho biết thời gian tới, Hà Nội sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi vào tháng 5-2025: "Nếu hoàn thành xong những cây cầu này thì sẽ tạo ra không gian rất lớn để phát triển cho Hà Nội và Bắc Ninh".
Ông nêu thực tế hiện nay khi cho ý kiến một sự việc thì còn có quá nhiều sở, ngành tham gia, từ đó xảy ra tình trạng lòng vòng, mất thời gian khi xử lý thủ tục hành chính.
Trước thực tế trên, ông Thanh kiến nghị khi cần xin ý kiến một sự việc, chỉ cần có 2 sở, nhiều nhất là 3 sở tham gia cho ý kiến để tiết kiệm thời gian.
"Báo cáo Thủ tướng, cứ một việc mà tất cả các sở cho ý kiến thì không biết bao giờ mới xong, luôn luôn chậm. Xin ý kiến bộ, Chính phủ cũng như vậy, rất lâu. Vì vậy mong Chính phủ khi lấy ý kiến cũng chỉ lấy ý kiến 2-3 sở, tôi cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng.
Với Hà Nội thì chúng tôi sẽ tập trung cải cách, về mặt thể chế, phân cấp ủy quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục cải cách thêm" - ông Thanh nói.
Góp ý thêm, chủ tịch Hà Nội cho rằng Luật Đấu thầu nên mở rộng và ghi rõ ra những trường hợp nào chủ tịch tỉnh, chính quyền địa phương được làm.
Nêu ví dụ cụ thể về những vướng mắc trong luật, ông Thanh cho biết vừa qua, Hà Nội trình xin Thủ tướng phê duyệt khẩn cấp dự án lấy nước sông Hồng để hồi sinh sông Tô Lịch.
Tuy nhiên sau khi trình lên Văn phòng Chính phủ 1 tuần, sau đó văn phòng lại gửi văn bản xuống 3 bộ để xin ý kiến.
"Tuy nhiên 3 bộ Tài Nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn chưa ý kiến, vì vậy phải chờ tới sau Tết mới trình lên được Thủ tướng để xem xét phê duỵệt.
Nhưng cái này Hà Nội phải chạy đua từng ngày thì 2-9-2025 nước sông Hồng mới vào sông Tô Lịch được.
Dự án này Hà Nội xin làm khẩn cấp, vốn đầu tư khoảng 500 tỉ đồng, vì vậy xin Thủ tướng cho Hà Nội làm dự án này trong tình trạng khẩn cấp thì mới làm được" - ông Thanh bày tỏ.
Trước ý kiến của chủ tịch Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đến nay vẫn chưa nhận được đề án trên của UBND TP Hà Nội, chắc "đang lòng vòng ở đâu".
Tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Thị Thu Vân ra văn bản phê duyệt đề án trên của UBND TP Hà Nội.
"Tôi tán thành với chủ tịch Hà Nội về việc này, các bộ còn lòng vòng lắm, phải cải tiến điều này. Đồng ý trong trường hợp khẩn cấp, giao cho Hà Nội thực hiện theo thẩm quyền việc bố trí vốn và lựa chọn nhà đầu tư" - Thủ tướng chỉ đạo.
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, ngày 7-1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký văn bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Hà Nội cho rằng việc sớm khôi phục dòng sông Tô Lịch là đảm bảo cảnh quan, khắc phục ô nhiễm môi trường được xác định là nhiệm vụ cấp bách của thủ đô.
Vì vậy UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp thuận cho phép TP xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 550 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP, và cam kết hoàn thành dự án trước tháng 9-2025.
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)