Hơn chục năm trước từng có sóng tư nhân đầu tư vào hạ tầng (các tuyến quốc lộ, đường tránh...) qua hình thức BOT.
Hàng trăm ngàn tỉ đồng được đổ vào mở mang đường sá. Nhưng liền sau đó là giai đoạn "khủng hoảng" khi xã hội dị ứng với BOT, nhiều dự án khó thu phí, vỡ phương án tài chính, nợ xấu... Rồi đến lượt doanh nghiệp sợ, tránh xa dự án hạ tầng.
Khi quốc lộ quá tải, Nhà nước kêu gọi đầu tư vào đường cao tốc, chẳng có tư nhân nào tham gia. Nhà nước đành phải xoay vốn làm đường cao tốc. Vòng luẩn quẩn này đã làm mất đi cơ hội khai thác các nguồn lực để phát triển đất nước.
Khi tư nhân quay lưng với cơ hội đầu tư vào dự án hạ tầng, đó là khoảng lặng của nguồn lực tư nhân.
Mặc dù sau đó Nhà nước đã làm mới môi trường đầu tư, kêu gọi hợp tác công tư (PPP) và pháp luật về vấn đề này đã được hoàn thiện nhưng tư nhân cũng chưa vội.
Trước yêu cầu phát triển của quốc gia, tư nhân không thể đứng ngoài cuộc mà phải bước vào, thậm chí với vai trò chủ lực, quan trọng. Nhưng muốn tư nhân tham gia vốn vào hạ tầng, phải cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực này.
Dù ít ai thừa nhận nhưng với doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng, môi trường đầu tư những năm trước đây chưa ổn.
Nhiều dự án được địa phương mời gọi đầu tư, qua các bước thủ tục, thậm chí cả hội đồng nhân dân ra nghị quyết thực hiện nhưng khi có phản ứng, chẳng nơi nào có tiếng nói giải thích hay bảo vệ, để mặc cho doanh nghiệp chịu trận.
Rồi các cam kết giữa chính quyền và doanh nghiệp đã được ghi rõ trong hợp đồng nhưng đối tác không thực hiện, doanh nghiệp chẳng biết kêu ai...
Chuyện cũ đã qua, có nhiều bài học quý để cải thiện môi trường đầu tư vào hạ tầng, xóa đi những "ổ gà, ổ voi" trên tấm thảm đỏ kêu gọi, thu hút đầu tư.
Bài học lớn nhất đó là Nhà nước phải là "tay chơi lớn" trên thị trường đầu tư hạ tầng. Lớn như thế nào? Nhà nước phải là người ra đầu bài, nhìn xa trông rộng, cân đo đong đếm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án.
Điều này rất quan trọng vì dự án hạ tầng có tuổi đời hàng chục, vài chục năm nên phải tính toán hài hòa không chỉ trong ngắn hạn mà phải dài hạn.
"Tay chơi lớn" đó phải biết hài hòa quyền lợi của các bên: Nhà nước, doanh nghiệp dự án và người dân. Làm sao để doanh nghiệp bỏ vốn vào hạ tầng không hưởng lợi mức bất thường.
Làm sao để mức chi trả khi sử dụng hạ tầng phù hợp với khả năng của người dân. Làm sao để các doanh nghiệp đầu tư cùng có thể cạnh tranh sòng phẳng với nhau, không có nạn quân xanh quân đỏ, lợi ích nhóm, sân sau...
Và một khi đã là "tay chơi lớn", Nhà nước phải tuân thủ các cam kết của mình. Không thể vì lỡ sơ suất mà "tay chơi lớn" lại gỡ lại bằng cách ép doanh nghiệp đầu tư hạ tầng. Bởi khi đó các bên: Nhà nước, doanh nghiệp cùng là đối tác bình đẳng trước pháp luật.
Về phía các doanh nghiệp tư nhân rồi đây cũng phải xuống tiền trong tư thế cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ pháp luật, không chạy chọt, không dựa thế quyền để có dự án.
Có như vậy khi có chuyện, thấy bị ép hoặc khi đối tác là Nhà nước không tuân thủ các cam kết, doanh nghiệp có thể hiên ngang, mạnh dạn nhờ pháp luật bảo vệ mình.
Gọi vốn tư nhân vào nền kinh tế, nhất là hạ tầng đang cần môi trường mới, ở đó "tay chơi lớn" và "tư nhân minh bạch" cùng tuân thủ luật chơi, tất cả phải sòng phẳng với nhau. Khi đó, người dân - bên thụ hưởng các dự án hạ tầng - sẽ ủng hộ.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).
Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.
Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....
Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Việt Nam đang dần có nhiều dự án bất động sản xanh, bởi những sản phẩm này có giá trị cho thuê cao hơn 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường và giúp tiết kiệm 20 - 30% chi phí vận hành hàng năm.
Trong lúc Mỹ đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới phân tích cho rằng động thái của Mỹ thực chất đang trao lợi thế lớn cho quốc gia châu Á.
Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Powell do khác biệt chính sách, song ông Trump khẳng định sẵn sàng phá vỡ tiền lệ, bất chấp hậu quả.
Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.