Bộ GDĐT lý giải căn cứ để miễn học phí cho học sinh; Chức năng, nhiệm vụ mới của Bộ GDĐT;... là những tin tức giáo dục nổi bật.
Lý do Bộ GDĐT đề xuất miễn học phí
Từ ngày 1.9.2025, học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến trung học cơ sở sẽ được miễn học phí. Ngoài ra, nhiều đối tượng như học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng đã được hưởng chính sách giảm học phí 50%-70% và hỗ trợ chi phí học tập.
Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục và không để ai bị bỏ lại phía sau, Bộ GDĐT đề xuất mở rộng phạm vi miễn học phí, bao gồm cả trẻ mầm non từ 3 tháng đến 4 tuổi và học sinh trung học phổ thông. Xem thêm...
Chức năng, nhiệm vụ mới của Bộ GDĐT sau tinh gọn, sáp nhập
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 37/2025/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Theo đó, Bộ GDĐT có trách nhiệm trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục; xây dựng, hướng dẫn thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục các cấp; tổ chức thi, kiểm tra, tuyển sinh và công nhận văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bộ GDĐT cũng đảm nhiệm quản lý sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy; ban hành các quy định về nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn hóa chương trình đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, Bộ có trách nhiệm quản lý việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, hướng dẫn học tiếng Việt cho công dân nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài. Xem thêm...
Thi lớp 10: Sĩ tử tự tin thi tiếng Anh, quyết giành điểm cao
Siết dạy thêm để nâng cao trách nhiệm của giáo viên
Thông tư 29 của Bộ GDĐT về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14.2.2025, quy định việc dạy thêm trong nhà trường chỉ dành cho học sinh chưa đạt, học sinh giỏi, học sinh cuối cấp và không được thu tiền. Dạy thêm ngoài nhà trường được phép nhưng phải tuân thủ quy định, giáo viên không được thu tiền học sinh chính khóa để đảm bảo trách nhiệm và minh bạch trong giảng dạy.
Ông Thái Văn Tài nhấn mạnh, giáo viên cần truyền tải đầy đủ kiến thức trong giờ học chính khóa, tránh tình trạng dạy thêm để bổ sung nội dung, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định giáo dục. Việc không dạy thêm học sinh chính khóa giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, hạn chế tiêu cực và đảm bảo quyền lợi học sinh.
Thầy Nguyễn Cao Cường cho rằng giáo viên chỉ cần thực hiện đúng chức trách đã là điều tuyệt vời cho học sinh. Ở bậc tiểu học, với lịch học hai buổi/ngày, giáo viên có trách nhiệm truyền tải đầy đủ kiến thức trong chương trình, hỗ trợ học sinh gặp khó khăn mà không cần học thêm. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thiết kế để đảm bảo học sinh tiếp thu đầy đủ nội dung và kỹ năng cần thiết ngay trên lớp. Xem thêm...
Gần 1,17 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT; Sinh viên các nghề học nặng nhọc, độc hại được giảm học phí ... là những tin tức giáo...
Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.
TPHCM - Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 đang đến gần, lịch học thêm của những học sinh lớp 9 cũng đang trở nên dày hơn, có em học đến...
Lái xe đang di chuyển lên dốc từ hầm chung cư thì bất ngờ hai đứa trẻ chạy ngang qua đầu xe.
Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên hệ chính quy nhóm ngành Nghiệp vụ cảnh sát, tương đương năm ngoái.
Nhiều dự án của đề án 4.500 phòng học chậm tiến độ tại TPHCM; Duy trì gửi thông báo vi phạm giao thông của học sinh... là những tin tức...
Trận động đất có độ lớn 5,6 vừa xảy ra tại Myanmar, cách thành phố Meiktila 43km về phía Đông Bắc, và rung chấn nhẹ có thể được cảm nhận tại thành phố Mandalay.
Hơn 2.000 cư dân chung cư SDU, quận Hà Đông, đang phải lấy nước từ vòi bơm tạm do nguồn nước sinh hoạt xuất hiện mùi hôi tanh kéo dài suốt một tuần qua.
Dự báo tỉ lệ chọn thi lớp 10 công lập Hà Nội tiếp tục tăng; Hải Phòng không thu lệ phí tuyển sinh mầm non, tiểu học... là những tin...