Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất khẩu. Bất chấp sản lượng bán sang Trung Quốc tăng mạnh, giá thu mua vẫn chạm đáy, đẩy nhiều hộ vào cảnh thua lỗ triền miên.
Ông Thanh, một hộ nuôi tại Khánh Hòa vừa bán hơn 1 tấn tôm với giá 700.000 đồng một kg, mức thấp nhất trong ba năm qua (để có lãi, giá phải đạt từ 820.000 đồng một kg). Với mức này, mỗi tấn tôm, ông Thanh lỗ hơn 100 triệu đồng. "Nếu giá không cải thiện, 1-2 tháng tới, gia đình tôi có thể lỗ nặng hơn", ông nói.
Tại xã Cam Bình (Khánh Hòa), nơi có hơn 700 hộ nuôi tôm hùm, tình hình cũng không khả quan hơn. Ông Nguyễn Ân - Chủ tịch UBND xã - cho biết giá tôm hùm luôn ở mức thấp trong thời gian dài, không đủ để người dân có lãi.
"Thức ăn đắt đỏ, con giống nhập từ Indonesia, Philippines, Myanmar cũng tăng cao khiến người dân càng nuôi càng lỗ," ông cho hay.
Lý giải về tình trạng này, ông Thành Trung, đầu mối xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, cho biết tôm hùm Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều quốc gia.
Theo ông, trước đây, tôm hùm Việt Nam có lợi thế riêng, nhưng hiện nguồn cung từ Australia, Canada, Mỹ ngày càng dồi dào với giá cạnh tranh hơn. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu tôm hùm Australia, thị phần của Việt Nam tiếp tục bị thu hẹp.
Không chỉ vậy, các nước Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Malaysia cũng đang xuất khẩu tôm hùm bông - dòng sản phẩm tương tự hàng Việt - với giá hấp dẫn hơn. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng siết chặt kiểm soát chất lượng nhập khẩu, khiến hàng Việt càng thêm khó khăn, giá liên tục giảm.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu ở TP HCM cũng nhìn nhận hoạt động xuất khẩu tôm hùm ngày càng khó khăn nên lợi nhuận doanh nghiệp "teo tóp" dần. Không chỉ thay đổi về tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng, đối tác nhập khẩu Trung Quốc còn đòi hỏi kích cỡ tôm phải phù hợp. Trước đây, họ chuộng tôm có trọng lượng lớn, nay loại này rớt giá mạnh.
"Họ chỉ mua hàng kích cỡ nhỏ hơn với mục đích hợp túi tiền người tiêu dùng. Điều này đang khiến các hộ nuôi gặp khó khăn", ông nói.
Trước thực trạng trên, theo ông Ân, người nuôi nên chủ động thay đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường. Với doanh nghiệp, cần có chiến lược phù hợp để cạnh tranh về giá và chất lượng nhằm đẩy mạnh thương hiệu tôm hùm Việt. Ngoài ra, thay vì phụ thuộc thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp có thể tìm hướng tiêu thụ bằng nhiều cách ở nội địa và xuất khẩu đi các quốc gia khác dưới sự hỗ trợ của nhà chức trách.
Ông Đoàn Văn Quang, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Tôm hùm Sông Cầu, cũng đang tìm cách để khắc phục tình trạng quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Ông Quang cho biết đang làm thủ tục để đưa tôm hùm xanh xuất chính ngạch sang Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ông kỳ vọng kinh tế bớt ảm đạm để sức tiêu thụ tôm hùm ở thị trường nội địa và xuất khẩu khả quan hơn, giúp người nông dân có thể duy trì nghề nuôi tôm hùm lâu dài.
Thi Hà
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).
Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.
Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....
Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Việt Nam đang dần có nhiều dự án bất động sản xanh, bởi những sản phẩm này có giá trị cho thuê cao hơn 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường và giúp tiết kiệm 20 - 30% chi phí vận hành hàng năm.
Trong lúc Mỹ đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới phân tích cho rằng động thái của Mỹ thực chất đang trao lợi thế lớn cho quốc gia châu Á.
Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Powell do khác biệt chính sách, song ông Trump khẳng định sẵn sàng phá vỡ tiền lệ, bất chấp hậu quả.
Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.