Rất nhiều con kênh ở TP.HCM ngập rác. Bạn đọc đề nghị cần xử lý thật nặng hành vi vứt rác bừa bãi để cứu những con kênh này trở lại trong xanh.
Rất nhiều bạn đọc phản hồi về bài "Vứt rác xuống kênh: Kêu gọi đủ rồi, tăng mức phạt lên thôi" (Tuổi Trẻ Online 23-2), trong đó phần lớn ý kiến bày tỏ ủng hộ tăng mức phạt thật cao đối với hành vi vứt rác bừa bãi, không đúng quy định.
"Ở chỗ tôi những con rạch chỉ sau vài ngày vớt rác thì trở về nguyên trạng như lần trước đó. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải hoạt động ra sao mà các kênh rạch đen thui. Thử hỏi người dân sống hai bên bờ các con rạch như thế này làm sao chịu nổi", bạn đọc 5 Mì Lát viết.
"Không chỉ kênh rạch mà cả trên đường phố. Trên các cây cầu của thành phố, rác vứt bừa bãi, lấp kín các lỗ thoát nước", bạn đọc Bob thông tin thêm.
"Dưới kênh, trên bờ, lề đường, các bãi đất trống, không chừa chỗ nào. Nhà tôi đã ghi bảng năn nỉ đừng bỏ rác cũng không lay chuyển gì", bạn đọc Văn Hoàng tiếp lời.
Bạn đọc này cho rằng cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng có chương trình hành động.
"Hoàn toàn ủng hộ, mỗi sáng đi ngang kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mùi tanh tanh cứ hắt lên. Trên mặt kênh thì tràn đầy mủ xốp trắng xóa", bạn đọc Hoang Quan viết.
Cùng quan điểm, bạn đọc Tra Truong đề nghị hãy xử phạt nặng người xả rác không đúng quy định mới mong có môi trường sạch đẹp. Đây không còn là chuyện cá nhân mà là bộ mặt thành phố.
"Tăng mức phạt lên gấp 15 lần hay cao hơn nữa cho hành vi xả rác thải không đúng quy định được không?" - bạn đọc Thanh Le đề nghị.
Theo bạn đọc Vương Kiếm Đông, việc xử phạt nặng xả rác rất cần thiết và cấp bách, không chỉ đối với trường hợp vứt rác xuống kênh với tất cả con đường, ngõ hẻm để giữ gìn môi trường sạch sẽ cho hiện tại và tương lai.
"Tuyên truyền đã nhiều, giờ phải mạnh tay xử lý người vi phạm thôi", bạn đọc Lê Sơn đề xuất.
Trong khi đó tài khoản cong****@gmail.com chia sẻ: Nếu có hình ảnh chứng minh ai đó vứt rác không đúng quy định thì tôi gửi cho ai? Cơ quan nào thụ lý để xử lý? Rất nhiều lần tôi gửi video phản ánh tình trạng xả rác ở khu phố, nhưng chỉ cử người đến hốt rác và chưa bao giờ nghe nói ai bị xử phạt. Thế thì làm gì răn đe được.
Nhiều bạn đọc đề nghị hãy xử lý mạnh tay hành vi xả rác bừa bãi. Mức phạt cao và tổ chức thực hiện kiên quyết sẽ làm thay đổi hành vi của người dân. Khi đụng đến "túi tiền", lợi ích và danh dự thì người xả rác sẽ tự giác điều chỉnh.
Bạn đọc cho rằng, việc bắt tận tay để lập biên bản người xả rác đã khó, việc xử phạt lại càng khó hơn. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần tăng mức phạt và cách thức chế tài.
Bạn đọc cũng đề xuất giải pháp xử lý bắt tận tay bằng hệ thống camera giám sát. "Gắn camera, chính quyền sở tại cùng người dân quản lý, theo dõi. Ai vi phạm đăng hình ảnh lên phạt nặng, hết cãi", bạn đọc Công Nguyên viết.
Một bạn đọc khác cho biết sẵn sàng vận động anh em bạn bè làm hẳn hệ thống giám sát và ghi hình 24/7. Mỗi khi có người xả rác sẽ gửi hình ảnh thẳng về nơi giám sát luôn.
Theo bạn đọc Hùng, quan trọng nhất là hệ thống camera có thể xác nhận sinh trắc học như các nước phát triển, chỉ cần quay lại là biết ai đang hiện trên màn ảnh, xác định cụ thể nhân thân người đó thì dễ dàng áp dụng mức phạt với các vi phạm.
Bàn thêm về giải pháp, bạn đọc WD và Minh Châu góp ý cần có chế độ khuyến khích, thưởng cho người dân tố cáo hành vi xả rác bậy để môi trường sạch đẹp hơn. Còn bạn đọc Nghia thì đề xuất trích thưởng 2 triệu đồng cho người nào chụp hình, quay clip tố cáo hành vi vứt rác bừa bãi.
Bạn đọc Hainam thì đề nghị nếu không có tiền đóng phạt thì người vi phạm lao động thu gom rác 1-2 tuần. "Mình thấy không cần phạt quá nặng mà chỉ cần công khai hình ảnh người vi phạm cho đến khi hoàn thành lao động công ích khắc phục", tài khoản khoa****@gmail.com góp ý thêm.
Khoản 2, điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) quy định như sau:
Phạt từ 100-150 ngàn đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt từ 150-250 ngàn đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt từ 500 ngàn - 1 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Giữ nguyên mức phạt như hiện tại từ 500 ngàn - 2 triệu đồng đối với hành vi xả rác tại nơi công cộng, hệ thống thoát nước…
Tăng mức phạt cao hơn, gấp 2-3 lần hiện nay để đảm bảo tính răn đe.
Ngoài tăng phạt tiền, có thể phạt bổ sung, như: đi dọn dẹp vệ sinh, công bố tên người xả rác…
Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...
Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...
TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.
Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...
Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.
Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.
Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...
Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.