Ngày 26/2, tại Hội nghị Công nghiệp châu Âu ở Antwerp, Bỉ, Ủy ban châu Âu (EC) công bố một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình "xanh hóa" ngành công nghiệp.
![]() |
Áp lực từ giá năng lượng tăng cao đang đẩy các ngành công nghiệp châu Âu vào tình thế 'iến thoái lưỡng nan. Ảnh minh họa. (Nguồn: euractiv.com) |
Tâm điểm của biện pháp trên là "Hiệp ước Công nghiệp sạch", một kế hoạch hành động toàn diện bao gồm các biện pháp giảm chi phí năng lượng và đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là các quy định về môi trường.
Chiến lược mới do EC công bố xác định 4 giải pháp lớn chính, đó là:
Thứ nhất, ưu tiên châu Âu. Với chiến lược này, EU tiến hành xem xét lại các quy định đấu thầu mua sắm công với mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm mang nhãn mác "Made in Europe".
Thay vì tập trung vào giá cả, các tiêu chí mới ưu tiên sản phẩm có hàm lượng nội địa cao và giảm thiểu phát thải. Dự kiến chi tiết các biện pháp sẽ được công bố vào tháng 6/2025.
Tin liên quan |
![]() |
Thứ hai, điện năng rẻ hơn. Áp lực từ giá năng lượng tăng cao đang đẩy các ngành công nghiệp châu Âu vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và Trung Quốc đang tận dụng lợi thế chi phí, Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại "trải thảm đỏ" mời gọi các doanh nghiệp châu Âu chuyển cơ sở sản xuất sang Mỹ với những hứa hẹn ưu đãi về thuế và quy định.
Tuy nhiên, châu Âu quyết tâm bảo vệ nền tảng công nghiệp nặng, đặc biệt là ngành thép vốn đóng vai trò then chốt trong phát triển công nghiệp quốc phòng. Bên cạnh đó, quá trình điện khí hóa đòi hỏi nguồn cung điện năng ổn định và giá cả cạnh tranh.
Để giải quyết bài toán hóc búa này, EU đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đột phá.
Thay vì chờ đợi một cuộc cải cách toàn diện thị trường năng lượng, EC đã đề xuất hai hướng đi chính, đó là: Một là, cung cấp bảo lãnh công thông qua Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cho các hợp đồng mua bán điện dài hạn giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp, giúp ổn định giá điện trước biến động thị trường.
Hai là, kêu gọi các quốc gia thành viên giảm thuế và phí truyền tải điện, những yếu tố đang đẩy giá điện lên cao.
Thứ ba, chiến lược "mua chung". Để giảm chi phí và bảo đảm nguồn cung nguyên liệu thô chiến lược, EU đang triển khai kế hoạch "mua chung" với sự tham gia của cả 27 quốc gia thành viên. Mục tiêu là tận dụng lợi thế quy mô, đàm phán giá tốt hơn và xây dựng kho dự trữ khi thị trường có giá thuận lợi.
Giai đoạn đầu, nền tảng này sẽ tập trung vào 17 loại vật liệu quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Đồng thời, EC không loại trừ khả năng mở rộng danh mục hàng hóa trong tương lai.
Thứ tư, nguồn lực tài chính.Vấn đề cốt lõi của mọi chiến lược, không gì khác chính là nguồn lực tài chính. EC đã đề xuất thành lập một quỹ giảm phát thải với mục tiêu huy động 100 tỷ EUR (tương đương 104,73 tỷ USD) trong thập kỷ tới, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đổi năng lượng.
Tuy nhiên, nguồn tiền này không hoàn toàn là "tiền tươi thóc thật". Một phần sẽ đến từ việc tái cơ cấu các quỹ hiện có, thông qua việc chuyển giao bảo lãnh dự án cho Ngân hàng EIB. Phần còn lại sẽ được bổ sung từ doanh thu thị trường hạn ngạch phát thải và đóng góp của các quốc gia thành viên.
Cơ chế tài chính này, tương tự như kế hoạch Juncker cách đây một thập kỷ, sẽ dựa trên hiệu ứng đòn bẩy. Quỹ sẽ đóng vai trò bảo lãnh, giảm thiểu rủi ro, từ đó thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là từ các ngân hàng. EC kỳ vọng tổng số vốn huy động được có thể lên tới 400 tỷ EUR.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).
Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.
Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....
Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Việt Nam đang dần có nhiều dự án bất động sản xanh, bởi những sản phẩm này có giá trị cho thuê cao hơn 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường và giúp tiết kiệm 20 - 30% chi phí vận hành hàng năm.
Trong lúc Mỹ đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới phân tích cho rằng động thái của Mỹ thực chất đang trao lợi thế lớn cho quốc gia châu Á.
Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Powell do khác biệt chính sách, song ông Trump khẳng định sẵn sàng phá vỡ tiền lệ, bất chấp hậu quả.
Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.