Các chuyên gia của Anh từng nảy ra ý tưởng sử dụng gà sống đặt trong vỏ quả bom để giữ cho bom nguyên tử ấm áp và hoạt động được trong thời tiết lạnh ở châu Âu.
Mỹ nổi tiếng với một số ý tưởng sử dụng vũ khí hạt nhân kỳ quặc như thả bom nguyên tử lên Mặt Trăng, nhưng họ không phải nước duy nhất định dùng loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt này theo cách khác thường. Vào thập niên 1950, Anh từng phát triển kế hoạch đặt những con gà vào trong một quả bom nguyên tử, theo IFL Science.
Vào thời Chiến tranh Lạnh, Tây Âu lo ngại về nguy cơ quân đội Nga xâm phạm thông qua miền bắc nước Đức. Chính phủ Anh cũng lo lắng trước khả năng đó và bắt đầu tìm cách đẩy lùi nguy cơ. Giải pháp mà họ nghĩ ra vào giữa thập niên 1950 với bí danh Blue Peacock là chôn mìn hạt nhân 10 kiloton ở miền bắc nước Đức, có thể kích hoạt từ xa hoặc hẹn giờ để nổ sau 8 ngày. Ý tưởng của Anh là Nga sẽ bị chùn bước do ô nhiễm phóng xạ từ vụ nổ. Theo một tài liệu mật từ năm 1955, mìn hạt nhân đặt ở vị trí chiến lược không chỉ phá hủy cơ sở hạ tầng trên khu vực rộng lớn mà còn ngăn kẻ thù xâm chiếm khu vực trong thời gian dài do ô nhiễm.
Có một số thách thức trong việc tạo ra bãi mìn hiệu quả như vậy. Vấn đề lớn là quả bom hạt nhân duy nhất có sẵn ở Anh thời điểm đó là Blue Danube cần lưu trữ trong điều kiện khí hậu có kiểm soát. Những thử nghiệm do Anh tiến hành cho thấy điều kiện lạnh ở châu Âu vào mùa đông có thể khiến vũ khí mát đến mức không hoạt động.
Ngoài tăng cường cách nhiệt, năm 1957, những chuyên gia làm việc trong dự án nghĩ ra giải pháp sử dụng gà. Để giữ cho quả bom ấm áp và hoạt động được, họ định đặt một đàn gà vào bên trong lớp vỏ của quả bom. Đám gà sẽ được cung cấp thức ăn và nước uống bên trong ngôi nhà tạm thời mới, đủ để chúng sống sót trong khoảng một tuần. Nhiệt lượng từ cơ thể đàn gà sẽ giữ cho quả bom luôn ấm trước khi phát nổ.
Nguyên mẫu mìn hạt nhân từng được chế tạo nhưng dự án bị hủy sau một thử nghiệm. Khi kế hoạch được tiết lộ bởi Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh vào năm 2004, nhiều người cho rằng đây là trò đùa ngày Cá tháng Tư khiến tổ chức này buộc phải xác nhận dự án có thực trên mạng xã hội.
An Khang (Theo IFL Science)
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.