Đồng hồ tận thế chỉ còn 89 giây là đến nửa đêm - thời điểm nhân loại rơi vào thảm họa diệt vong.
78 năm trước, các nhà khoa học đã tạo ra một loại đồng hồ được gọi là Đồng hồ tận thế, như một nỗ lực mang tính biểu tượng để đánh giá mức độ con người tiến gần đến việc hủy diệt thế giới.
Vừa qua, Đồng hồ tận thế đã được đặt ở 89 giây trước nửa đêm, mốc gần nhất mà thế giới từng tiến đến, theo Bulletin of the Atomic Scientists - tổ chức đã thiết lập đồng hồ vào năm 1947.
Nửa đêm tượng trưng cho thời điểm con người khiến Trái đất không thể sinh sống được.
Trong hai năm trước đó, Bulletin đặt đồng hồ ở 90 giây trước nửa đêm, chủ yếu do chiến sự Nga - Ukraine, nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân, xung đột Israel - Hamas ở Gaza và cuộc khủng hoảng khí hậu.
Đồng hồ không được thiết kế để đo lường chính xác các mối đe dọa hiện sinh, mà nhằm khơi dậy các cuộc thảo luận về các vấn đề khoa học khó khăn như biến đổi khí hậu.
Daniel Holz, chủ tịch Hội đồng Khoa học và An ninh của Bulletin, đồng thời là giáo sư tại Đại học Chicago, cho biết: "Chúng tôi đặt đồng hồ gần hơn với nửa đêm vì không thấy đủ tiến bộ tích cực trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu mà chúng ta đang đối mặt, bao gồm rủi ro hạt nhân, biến đổi khí hậu, các mối đe dọa sinh học và sự phát triển của các công nghệ đột phá", chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo.
Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang mở rộng quy mô và vai trò của kho vũ khí của họ, đầu tư hàng trăm tỉ USD vào các vũ khí có thể hủy diệt nền văn minh nhiều lần. Đồng thời, sự phát triển của công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và công nghệ không gian đang vượt xa các quy định quản lý.
Holz cũng cảnh báo rằng các mối đe dọa này đang trở nên nguy hiểm hơn do sự lan rộng của thông tin sai lệch, thuyết âm mưu, khiến cho ranh giới giữa sự thật và dối trá ngày càng bị xóa nhòa.
Bulletin of the Atomic Scientists được thành lập bởi một nhóm các nhà khoa học từng tham gia Dự án Manhattan - dự án phát triển bom nguyên tử trong Thế chiến II. Ban đầu tổ chức này tập trung vào mối đe dọa hạt nhân, nhưng đến năm 2007 họ quyết định đưa cả biến đổi khí hậu vào các tính toán của mình.
Trong 78 năm qua, thời gian trên đồng hồ đã thay đổi tùy theo mức độ mà các nhà khoa học tin rằng nhân loại tiến gần đến sự hủy diệt.
Đồng hồ được thiết lập mỗi năm bởi các chuyên gia của Hội đồng Khoa học và An ninh của Bulletin, cùng với Hội đồng Cố vấn do Albert Einstein thành lập vào năm 1948, với J. Robert Oppenheimer là chủ tịch đầu tiên.
Hiện tại hội đồng này bao gồm chín người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực vật lý, sinh lý học hoặc y học.
Mặc dù một số người đặt câu hỏi về tính hữu ích của đồng hồ, nhưng đây vẫn là một công cụ mạnh mẽ để cảnh báo thế giới về những cuộc khủng hoảng chồng chéo mà hành tinh đang đối mặt.
Giáo sư Michael E. Mann từ Đại học Pennsylvania từng nhận xét rằng đồng hồ là một "phép ẩn dụ" không hoàn hảo vì nó kết hợp nhiều loại rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, đây vẫn là một công cụ quan trọng để nhắc nhở nhân loại về sự mong manh của sự tồn tại trên hành tinh này.
Đồng hồ tận thế chưa bao giờ chạm đến nửa đêm, và chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Bulletin, Rachel Bronson, hy vọng rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.
"Khi đồng hồ điểm nửa đêm, điều đó có nghĩa là đã có một cuộc trao đổi hạt nhân hoặc biến đổi khí hậu thảm khốc khiến nhân loại bị xóa sổ", Bronson nói.
Dù đồng hồ không thể đo lường chính xác các mối đe dọa, nhưng nếu nó có thể thúc đẩy các cuộc thảo luận và sự quan tâm của công chúng về các vấn đề khoa học như biến đổi khí hậu và giải trừ vũ khí hạt nhân, thì đó là một thành công.
Ví dụ, tại Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc ở Glasgow năm 2021, Thủ tướng Anh khi đó là Boris Johnson đã viện dẫn Đồng hồ tận thế để nói về cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.
Bronson hy vọng rằng đồng hồ sẽ tiếp tục khuyến khích những cuộc thảo luận có ý nghĩa về nguyên nhân và hậu quả của những mối đe dọa hiện hữu.
Năm 1991, kim đồng hồ đã được lùi xa nhất khỏi nửa đêm - tận 17 phút - khi Tổng thống Mỹ George H.W. Bush ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới với Liên Xô. "Chúng tôi tin rằng vì con người đã tạo ra những mối đe dọa này, chúng ta cũng có thể giảm thiểu chúng", Bronson nhấn mạnh.
Gần 1,17 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT; Sinh viên các nghề học nặng nhọc, độc hại được giảm học phí ... là những tin tức giáo...
Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.
TPHCM - Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 đang đến gần, lịch học thêm của những học sinh lớp 9 cũng đang trở nên dày hơn, có em học đến...
Lái xe đang di chuyển lên dốc từ hầm chung cư thì bất ngờ hai đứa trẻ chạy ngang qua đầu xe.
Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên hệ chính quy nhóm ngành Nghiệp vụ cảnh sát, tương đương năm ngoái.
Nhiều dự án của đề án 4.500 phòng học chậm tiến độ tại TPHCM; Duy trì gửi thông báo vi phạm giao thông của học sinh... là những tin tức...
Trận động đất có độ lớn 5,6 vừa xảy ra tại Myanmar, cách thành phố Meiktila 43km về phía Đông Bắc, và rung chấn nhẹ có thể được cảm nhận tại thành phố Mandalay.
Hơn 2.000 cư dân chung cư SDU, quận Hà Đông, đang phải lấy nước từ vòi bơm tạm do nguồn nước sinh hoạt xuất hiện mùi hôi tanh kéo dài suốt một tuần qua.
Dự báo tỉ lệ chọn thi lớp 10 công lập Hà Nội tiếp tục tăng; Hải Phòng không thu lệ phí tuyển sinh mầm non, tiểu học... là những tin...