Đồng hồ Tận thế do các nhà khoa học Mỹ xây dựng nhích thêm một giây so với năm ngoái, tiến gần tới mốc nửa đêm (thời điểm nhân loại bị hủy diệt) nhất từ trước tới nay.
Nhân loại đang đến gần thảm họa đe dọa các loài hơn bao giờ hết, theo Bản tin khoa học nguyên tử (BAS), tổ chức phi lợi nhuận đặt kim chỉ của "Đồng hồ tận thế" ở cách mốc nửa đêm 89 giây hôm 28/1, theo CNN.
BAS được thành lập bởi một nhóm nhà khoa học làm việc trong Dự án Manhattan nhằm phát triển bom nguyên tử trong Thế chiến II. Ban đầu, tổ chức này ra đời để tính toán mối đe dọa hạt nhân, nhưng từ năm 2007, BAS quyết định bao gồm thêm biến đổi khí hậu và nhiều nguy cơ khác.
Đồng hồ Tận thế được điều chỉnh mỗi năm bởi những chuyên gia trong Hội đồng khoa học và an ninh (SSB) của BAS với sự cố vấn từ Hội đồng tài trợ, thành lập lần đầu tiên bởi Albert Einstein vào tháng 12/1948 và chủ tịch đầu tiên là J. Robert Oppenheimer. Hiện nay, hội đồng bao gồm 9 học giả Nobel ở các lĩnh vực vật lý, y sinh...
Trong 78 năm qua, mốc thời gian của đồng hồ thay đổi dựa trên mức độ tiến gần tới thời điểm hủy diệt hoàn toàn của nhân loại theo các nhà khoa học. Năm 2023 và 2024, Đồng hồ Tận thế đều cách mốc nửa đêm 90 giây. Năm nay, chiếc đồng hồ biểu tượng này tiến gần mốc nửa đêm hơn một giây do mối đe dọa tiếp diễn từ vũ khí hạt nhân, biến đổi khí hậu, vũ khí sinh học, bệnh truyền nhiễm và công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI).
Dù không có nguy cơ thảm sát hạt nhân mới nào trong năm 2024, SSB nhận định việc tích lũy năng lực hạt nhân trên khắp thế giới trong thời gian dài có nghĩa những cuộc xung đột đang diễn ra có thể nhanh chóng trở thành chiến tranh hạt nhân do một tính toán sai lầm hoặc quyết định vội vàng. Mỹ đang tham gia vào cuộc chạy đua hạt nhân khi tiến hành hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân gần đây.
Phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng lên trên toàn cầu, trong khi các khoản đầu tư để điều chỉnh hoặc giảm thiểu biến đổi khí hậu vẫn quá chậm. Theo báo cáo năm 2024 của tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận độc lập Climate Policy Initiative, khoản đầu tư cần tăng gấp 5 lần để ngăn chặn thiệt hại kinh tế tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu gây ra.
SSB cũng đề cập tới sự bùng phát của cúm gia cầm H5N1 và hoài nghi tăng lên đối với những khuyến nghị y tế công cộng hậu Covid-19. Các nhà khoa học nhấn mạnh số lượng phòng thí nghiệm sinh học gia tăng trên toàn thế giới và nhu cầu cân bằng nghiên cứu tác nhân truyền nhiễm với ngăn chặn rò rỉ mầm bệnh do tai nạn.
Theo SSB, AI đang trở thành mối lo ngại lớn, đặc biệt do AI khiến việc lan truyền tin giả trở nên dễ dàng hơn. "Chúng tôi đặt đồng hồ gần mốc nửa đêm hơn do không nhìn thấy tiến triển tích cực trong giải quyết thách thức toàn cầu mà con người đang đối mặt, bao gồm nguy cơ hạt nhân, biến đổi khí hậu, đe dọa sinh học và tiến bộ trong công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo", Daniel Holz, chủ tịch SSB, giáo sư khoa vật lý, thiên văn và vật lý thiên văn ở Đại học Chicago, cho biết. "Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân đang tăng cường quy mô và vai trò của kho vũ khí, đầu tư hàng trăm tỷ USD vào vũ khí có thể hủy diệt nền văn minh nhiều lần. Tất cả mối đe dọa càng trầm trọng hơn bởi sự lan truyền của tin giả và thuyết âm mưu làm xuống cấp hệ sinh thái truyền thông, xóa nhòa ranh giới giữa đúng và sai".
An Khang (Theo Live Science)
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.