Trần Đình Hiến - người chuyển ngữ thành công nhiều sách của Mạc Ngôn như ''Đàn hương hình'', ''Báu vật của đời'' - qua đời ở tuổi 92.
Ông qua đời vì bệnh tuổi già. Lễ truy điệu và đưa tang diễn ra hôm 20/2.
Dịch giả là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc, từng hoạt động ngoại giao ở đất nước này nên có nền tảng vững chắc khi bắt đầu công việc dịch thuật. Với vốn hiểu biết lớn, ông thường tham gia các buổi nói chuyện, giúp giới văn chương Việt Nam nắm bắt sâu hơn về văn học Trung Quốc.
Sinh thời, ông từng nói: "Tôi thích quan điểm sáng tác của Mạc Ngôn: văn học là nơi để nhà văn bộc lộ mình một cách trung thực nhất và phản ánh chính xác nhất thời đại".
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định: ''Ông có nghệ thuật dịch tốt, thể hiện qua cách chọn tác giả, tác phẩm và chuyển ngữ làm sao để gây tác động đến bạn đọc Việt''.
Nhà thơ Nguyễn Trung Sơn - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - nhận định Trần Đình Hiến là một dịch giả giỏi, có kiến thức uyên thâm ở các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn học. "Nhờ ông, bạn đọc trong nước có dịp tiếp cận những tác phẩm nổi tiếng của Mạc Ngôn'', tác giả nói. Có dịp đi công tác cùng cố dịch giả cách đây vài năm, nhà thơ Nguyễn Trung Sơn nhận thấy ông là người hiền lành, cởi mở, dễ gần.
Dịch giả Trần Đình Hiến sinh năm 1933, quê ở Đình Chu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Năm 1964-1966, ông học nghiên cứu sinh Hán ngữ Cổ đại ở Đại học Tổng hợp Bắc Kinh, Trung Quốc. Giai đoạn 1967-1983, dịch giả công tác trong Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Thời trẻ, ông dịch hơn 30 đầu sách nhưng chỉ được biết đến khi chuyển ngữ cuốn Đàn hương hình của Mạc Ngôn - nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nobel Văn học năm 2012.
Sinh thời, ông Trần Đình Hiến coi việc dịch thuật không vất vả, xem đây là cách giải trí và rèn luyện trí tuệ. Song để chuyển ngữ được ý tứ của các tác giả Mạc Ngôn, Lão Xá, ông phải nắm bắt sâu về văn hóa Trung Quốc. Ông dịch thành công nhiều sáng tác của Mạc Ngôn như Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, 41 truyện tầm phào. Ngoài ra, ông chuyển ngữ sách của các tác giả nổi tiếng khác như Cây không gió (Lý Nhuệ), Tôtem Sói (Khương Nhung).
Phương Linh
TPHCM - Chương trình “Mùa xuân thống nhất” chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 29.4 tại TPHCM.
Diễn viên Trung Quốc Địch Lệ Nhiệt Ba kiện một công ty phim vì sử dụng công nghệ ghép mặt cô vào người diễn viên khác.
Sinh thời, giáo hoàng Francis ủng hộ nhiệt thành nghệ thuật đương đại, ví lĩnh vực này là 'thành phố trú ẩn' để không ai bị bỏ rơi.
Sinh thời, giáo hoàng Francis ủng hộ nhiệt thành nghệ thuật đương đại, ví lĩnh vực này như 'thành phố trú ẩn' để không ai bị bỏ rơi.
Trở lại cuộc đua điện ảnh dịp 30/4-1/5, Lý Hải chọn đề tài tôn vinh các anh hùng dân tộc. Nam đạo diễn cho biết phim có đại cảnh nổ bom, thực hiện trong rừng dừa nguy hiểm.
Diễn viên Vân Hugo sẽ bị phạt 70 triệu đồng do 'quảng cáo lố' công dụng của sữa, theo đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.
Ngày 11/4, phía Hòa Minzy đã thông báo về vụ việc trên trang cá nhân. Theo đó, nữ ca sĩ Bắc Bling khẳng định chắc chắn sẽ không tham gia bất kỳ chương trình nào tại Hạ Long vào ngày 22/4. Thay vào đó, lịch trình của cô đã được lên kế hoạch từ trước và sẽ diễn ra tại Hà Nội. 'Ê-kíp và Hòa Minzy hoàn toàn không hề đồng ý hay liên quan gì đến sự kiện ở Hạ Long này. Vì vậy, bất kỳ thông tin nào nói rằng nghệ sĩ sẽ xuất hiện tại chương trình trên đều...
Blogger Trung Quốc Tiểu Môn Ca nổi tiếng khi tái hiện tạo hình của Lưu Diệc Phi, Địch Lệ Nhiệt Ba bằng xì dầu, đậu phụ.
Cơ quan chức năng đã cưỡng chế công trình xâm hại nhà cổ 100 tuổi của học giả Vương Hồng Sển, chuẩn bị tu sửa di tích.