Một học sinh ở Thanh Hóa kể về nỗi hoang mang của mình giống như "bị bỏ rơi" khi trường đóng cửa dạy thêm, thầy cô không ai dám dạy thêm.
Bản thân em ở vùng nông thôn nên không có điều kiện lên thành phố vào lò luyện. Và em chia sẻ một điều đáng suy nghĩ "Học trên lớp không đủ, có nhiều phần kiến thức em không hiểu. Nếu không có chỗ học thêm, sợ không thể đỗ tốt nghiệp THPT".
Câu chuyện của em học sinh khiến ta phải giật mình vì phải chăng chất lượng một nền giáo dục sẽ "xộc xệch" nếu thiếu dạy thêm?
Câu trả lời là sẽ không "xộc xệch" nếu quản lý chuyên môn trong các nhà trường được làm tốt, người thầy hiểu rõ trách nhiệm của mình với học sinh.
Nhưng biết có bao nhiêu nhà trường hiểu một cách đầy đủ về nhiệm vụ trong việc dạy đúng, dạy đủ chương trình đảm bảo để học sinh đạt yêu cầu.
Không biết có bao nhiêu nhà trường hiểu việc tổ chức, hướng dẫn học sinh cuối cấp ôn tập là nhiệm vụ bắt buộc chứ không phải "có thu tiền phụ huynh mới làm"?
Hệ lụy của việc lỏng lẻo trong quản lý dạy thêm đã khiến trách nhiệm của người thầy trong nhà trường chưa được làm đúng, làm đủ.
Một bộ phận giáo viên không dành hết tâm sức cho trách nhiệm của mình trong nhà trường khiến tình trạng "dạy thêm là chính, dạy chính là phụ" cứ tồn tại. Nó khiến học sinh và phụ huynh hình thành một nếp nghĩ "muốn tốt thì phải học thêm, phải tốn tiền".
Nên trước khi bàn về câu chuyện dạy thêm, cần quay về giá trị gốc là trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm tuân thủ pháp luật.
Có một điều thật lạ là khá nhiều giáo viên chỉ nghe phong thanh "bị cấm dạy thêm rồi" mà không hề một lần tiếp cận thông tư mới của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm để "đọc cho thủng, nghe cho thông".
Rồi chính họ lại xuất hiện ở nhiều nhóm trên mạng xã hội và thu nạp "quá trời" thông tin ngược xuôi. Trong khi đó ngành giáo dục, các trường thiếu những kịch bản truyền thông, hướng dẫn cần thiết nên giáo viên hoang mang, kéo theo là phụ huynh, học sinh cũng rối bời.
Và thay vì hiểu quy định mới, tìm cách gỡ rối, thực hiện thì phản ứng của nhiều người là kêu than, kiến nghị được quay về cách làm như cũ, từng gây nên những tiêu cực được xem như vấn nạn nhức nhối trong ngành giáo dục. Và sự bất lực của cơ quan quản lý từng khiến việc dạy thêm chính đáng và dạy thêm tiêu cực bị bỏ chung một giỏ, vàng thau lẫn lộn.
Thực chất quy định mới về dạy thêm, học thêm không cấm giáo viên được dạy thêm mà chỉ đưa hoạt động này vào nề nếp, đúng pháp luật và yêu cầu những người liên quan thực hiện đúng trách nhiệm.
Trong rất nhiều ý kiến ngược xuôi có một số người cho rằng "cứ thực hiện nghiêm túc quy định đi đã, mọi việc dần sẽ ổn". Có lẽ trước sự hỗn mang hiện nay xung quanh câu chuyện dạy thêm, học thêm, lời nhắn nhủ trên là xác đáng nhất.
Vì mỗi người trong chúng ta đều cần hình thành một thói quen tuân thủ quy định pháp luật trước. Cách tiếp cận này giúp chúng ta tích cực hơn khi suy nghĩ về cách làm, về cách tháo gỡ khó khăn, thay vì chỉ kêu than, bàn lùi.
Trong quá trình thực hiện, có thể sẽ bộc lộ những bất cập. Điều này là tất yếu vì không thể có một văn bản pháp lý nào bao phủ được hết tình huống thực tiễn. Khi đó hãy kiến nghị điều chỉnh dựa trên thực tế triển khai.
Cá nhân các thầy cô giáo có lẽ cũng cần ý thức hơn về trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với học sinh, trách nhiệm tuân thủ quy định trong việc dạy thêm, trong đó có nghĩa vụ đóng thuế khi tham gia một dịch vụ chịu sự điều chỉnh bởi luật.
Với những điều này, nhà giáo hoàn toàn có thể đàng hoàng làm nghề và có thu nhập thêm từ nghề thay vì bị "bỏ chung một giỏ" với những hành vi đáng lên án trong dạy thêm như trước đây.
Học cách tuân thủ pháp luật là lựa chọn của chúng ta trong xã hội văn minh nhưng sẽ khó khăn với những ai ngại thay đổi, ngại từ bỏ thói quen, cách làm từng mang lại quyền lợi một cách dễ dàng.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.
Ngày 2/5, nguồn tin của Báo Điện tử VTC News cho biết, TAND tỉnh Long An đã sắp xếp lịch xét xử sơ thẩm vụ án loạn luân mà bị can là Lê Tùng Vân (93 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa). 'Phiên toà sẽ được xử kín vào ngày 21/5 tại TAND huyện Đức Hoà, tỉnh Long An', nguồn tin cho hay. Tháng 4/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố Lê Tùng Vân theo đơn phản ánh có dấu hiệu tội phạm do Hội Liên hiệp Phụ nữ...
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.