Từ nhỏ, Nguyễn Thắng vốn thông minh và hiếu học. "Tập đọc, một ngày Thắng có thể thuộc đến hai chục trang. Chỉ cần ba ngày là cậu học xong cuốn Tam tự kinh”, sách Kể chuyện danh nhân Việt Nam viết.
Những đêm trăng tỏ, Thắng học dưới ánh trăng. Những buổi trăng lu, lại mang sách ra bờ ao, nghiêng theo ánh phản chiếu mà học. Những tối không trăng, cậu thu lá vàng rụng ở ngôi miếu đầu thôn, mồi lửa đốt lá để lấy ánh sáng đọc sách.
Năm Quý Sửu (1853), biến cố bất ngờ ập xuống gia đình Nguyễn Thắng khi cha bị bệnh qua đời. Cảnh nhà vốn khó khăn, nay lại thêm tiêu điều, xơ xác. Nguyễn Thắng bấy giờ đã trưởng thành, phiêu bạt nay đây mai đó. Ông vừa đèn sách tự học, vừa đi dạy để đỡ đần gia đình.
Theo sách Tấm gương hiếu học, sau khi thi hội lần đầu không đỗ, Nguyễn Thắng ngồi nghĩ về cảnh buồn phiền của cuộc đời mình. Do cảnh nhà túng quẫn, ông phải chạy vạy, lo toan cuộc sống qua ngày nên không có thời gian học tập.
Nghĩ vậy, Nguyễn Thắng viết đi viết lại tên mình và nhận ra chữ Thắng tên mình có chữ “lực”. Chữ “lực nhỏ” gọi là “tiểu lực”. Nỗ lực không cao thì làm sao đỗ đạt? Nguyễn Thắng soát lại trong đầu xem chữ nào có lực lớn và cuối cùng dừng lại ở chữ “Khuyến” và thầm nghĩ đổi tên thành Nguyễn Khuyến, với tinh thần quyết tâm phải nỗ lực học tập cho đến khi đỗ đạt cao mới thôi.
Với sự nỗ lực không mệt mỏi, năm 1864 Nguyễn Khuyến đỗ đầu thi Hương (Giải nguyên) ở trường Nam Định. Năm 1871, ông thi Hội đỗ Hội nguyên và thi Đình đỗ Đình nguyên. Từ đó, người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ (người làng Yên Đổ đỗ đầu ba kỳ thi).
Sau khi đỗ đạt, năm 1873 Nguyễn Khuyến được triều đình nhà Nguyễn bổ làm Đốc học, rồi thăng Án sát tại tỉnh Thanh Hoá. Năm 1877, thăng ông làm Bố chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, Nguyễn Khuyến bị giáng chức và điều về Huế giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc sử quán.
Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất tốt đẹp và xem trọng sự trong sạch, cuộc đời làm quan dù ngắn ngủi nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực, một lòng gắn bó với nhân dân.
Ông còn được người đời nhớ đến với vai trò nhà thơ, khi sở hữu hơn 800 tác phẩm thơ, văn và câu đối, góp phần làm rạng rỡ truyền thống thơ văn của dân tộc. Nhiều bài thơ tuyệt tác của ông trở thành bất hủ, được đưa vào chương trình giáo dục, được các nhà sưu tầm nghiên cứu quan tâm, tiêu biểu nhất là ba bài thơ tả mùa thu: “Vịnh mùa thu", “Câu cá mùa thu", “Uống rượu mùa thu".
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.