TP - Theo PGS. TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu- Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT nhiều người ấm ức vì sao, họ dạy tốt, học sinh khắp nơi đua nhau xin học (sự thật là phải nhờ ghê lắm mới vào được lớp học thêm) thế mà phải “xin phép”. Dạy thêm chân chính, phải lao động toàn phần, thế mà lại phải “mấy % cho trung tâm”.
![]() |
Một tiết học của học sinh Tiểu học. Ảnh: NGHIÊM HUÊ |
PGS Thơ đặt câu hỏi phản biện: Ca sĩ hát hay, hát bài nào cũng là công sức toàn phần, sao cần đến công ty, ông bầu, xin phép biểu diễn? Bác sĩ đã học hành vất vả, thế mà khám bệnh cũng phải xin phép, lâu lâu phải thi sát hạch tay nghề? Cùng với đó là những giả định khác như: người học có cần một hệ sinh thái giáo dục bao gồm cơ sở vật chất, những người chăm sóc về tinh thần, kiến thức, thái độ… khác. Chương trình học thêm không “nhai lại” (vì sợ học một lần chưa hiểu) và còn cần thêm những nội dung khác, tầm nhìn toàn diện, bổ sung và mở ra những lối đi khác nữa cho người học. Phải chăng người giáo viên muốn dạy thêm thì cũng cần thêm những nghiệp vụ khác, để đem đến cho người học dịch vụ đáng giá.
PGS Thơ cho rằng, để dạy thêm chuyên nghiệp hơn, giáo viên cần nhiều từ “dám”: dám từ bỏ thói quen “hộp kín”, tự làm, tự hưởng; dám chứng minh những gì sẽ dạy thêm không nằm trong vùng “yêu cầu cần đạt” của việc dạy ở nhà trường và rất cần cho người học; dám thể hiện phương pháp sẽ dạy khó có thể thực hiện được ở lớp học bình thường, tối ưu hơn, có ích hơn; dám minh bạch bao gồm cả kinh phí, để công khai cùng quản lí bởi nhà chức trách và người học… dám chịu trách nhiệm về sự phát triển như cam kết với người học và dám chia sẻ lợi ích, để có đối tác cùng thực hiện dịch vụ: trích một khoản nào đó để làm chi phí cơ sở vật chất, quản lí, nghiên cứu sản phẩm… (dao động từ 20-40%); dám đóng thuế từ thu nhập dạy thêm để góp phần phát triển bền vững. “Cuối cùng, chắc chắn dám thay đổi, chúng ta sẽ được tự tin, tự hào khi thực hiện một dịch vụ đặc biệt dành cho con người”, PGS Thơ nói.
Ngày 2/5, nguồn tin của Báo Điện tử VTC News cho biết, TAND tỉnh Long An đã sắp xếp lịch xét xử sơ thẩm vụ án loạn luân mà bị can là Lê Tùng Vân (93 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa). 'Phiên toà sẽ được xử kín vào ngày 21/5 tại TAND huyện Đức Hoà, tỉnh Long An', nguồn tin cho hay. Tháng 4/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố Lê Tùng Vân theo đơn phản ánh có dấu hiệu tội phạm do Hội Liên hiệp Phụ nữ...
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).