Những cuộc trấn áp các trung tâm lừa đảo trực tuyến dọc biên giới Myanmar với Thái Lan gần đây đã giúp giải cứu khoảng 10.000 người.
Truyền thông quốc tế những ngày qua tràn ngập tin tức về các trung tâm lừa đảo trực tuyến tại Đông Nam Á. Ước tính hàng trăm ngàn người từ Đông Nam Á và những nơi khác như Trung Quốc đã bị đưa sang làm việc tại các trung tâm như vậy ở Myanmar, Campuchia, Lào...
Báo cáo năm 2023 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc chỉ ra khoảng 220.000 người đã bị buôn bán vào các trung tâm lừa đảo trên khắp Đông Nam Á.
Ngày 27-2, Reuters dẫn thông tin từ chính khách Thái Lan Rangsiman Rome cho biết có tới 300.000 người đang hoạt động chỉ riêng tại các trung tâm lừa đảo ở khu vực Myawaddy (Myanmar), trong đó mới chỉ có khoảng 10.000 người được giải cứu.
Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), các trung tâm lừa đảo có nguồn gốc từ sự sụp đổ của ngành công nghiệp cờ bạc tại Đông Nam Á và có mối liên hệ chặt chẽ với các nhóm tội phạm Trung Quốc.
Trước đại dịch COVID-19, các nhóm tội phạm Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD để phát triển nhiều sòng bạc và khách sạn lớn ở Đông Nam Á. Tuy nhiên khi COVID-19 xảy ra dẫn tới tình trạng phong tỏa, ngăn cản các con bạc đi lại, các nhóm tội phạm đã chuyển đổi các cơ sở này thành những trung tâm lừa đảo qua mạng - nơi nạn nhân bị ép làm lừa đảo để mang về hàng tỉ USD.
"Vì đây là một hiện tượng tương đối mới, chính phủ các nước và các bên liên quan khác vẫn đang nỗ lực tìm hiểu các mô hình buôn người phức tạp và những vụ lừa đảo tinh vi xuất phát từ các trung tâm này" - CSIS nhận định vào tháng 12-2024.
Một khi bị đưa đến các trung tâm lừa đảo, nạn nhân sẽ bị tước hộ chiếu và bị giam giữ trong các khu được canh gác nghiêm ngặt. Họ sẽ được đào tạo để thực hiện các vụ lừa đảo trực tuyến và phải đáp ứng chỉ tiêu hằng ngày.
Các nạn nhân có thể phải làm việc tới 14 giờ mỗi ngày và liên tục bị giám sát. Họ đối mặt với nhiều hình phạt như đánh đập, chích điện, thụt dầu và thậm chí có trường hợp bị sát hại.
Trong tháng qua, Trung Quốc đã phối hợp với các quốc gia Đông Nam Á như Myanmar và Thái Lan để triệt phá các trung tâm lừa đảo. Chính quyền Thái Lan cho biết Myanmar dự kiến sẽ bàn giao hơn 10.000 người tại các trung tâm lừa đảo từ thị trấn biên giới Myawaddy trong những tuần tới.
Các sáng kiến quốc tế của những tổ chức phi chính phủ (NGO) và chính phủ các nước thời gian qua cũng đã giúp giải cứu nhiều nạn nhân. Tổ chức Sứ mệnh Công lý quốc tế (IJM) đã hỗ trợ hơn 350 nạn nhân, còn Tổ chức Chống lừa đảo toàn cầu (GASO) đã giải cứu hơn 500 nạn nhân kể từ tháng 7-2021.
Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đã hỗ trợ nỗ lực hồi hương khi hợp tác với các chính quyền địa phương và đại sứ quán. Cuộc đột kích của cảnh sát Philippines tại Bamban vào tháng 3-2024 đã giải cứu hơn 800 nạn nhân. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nạn nhân tự trốn thoát.
Trên trang Fulcrum.sg, nhà nghiên cứu Brandon Tan Jun Wen tại Viện ISEAS - Yusof Ishak (Singapore) đề xuất chính phủ các nước Đông Nam Á nên áp dụng các biện pháp chủ động hơn để xác định và hỗ trợ nạn nhân. Nhiều người bị lừa bởi những lời mời làm việc lương cao giả mạo nhưng lại nhập cảnh hợp pháp thông qua các kênh thông thường.
Các đại sứ quán tại nước có trung tâm lừa đảo có thể triển khai hệ thống cho phép công dân ở nước ngoài trong thời gian dài "check-in" (xác nhận sự có mặt) từ xa với đại sứ quán thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Hệ thống này có thể được tích hợp vào các hệ thống nhận dạng kỹ thuật số hiện có như SingPass của Singapore hay MyDigital ID của Malaysia. Việc này giúp phát hiện các trường hợp buôn người bằng cách xác định những người không "check-in" trong thời gian dài.
Các đại sứ quán có thể hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và gây áp lực lên chính quyền địa phương để tìm kiếm và hồi hương nạn nhân, tận dụng các khuôn khổ khu vực như Kế hoạch hành động ASEAN về chống buôn người giai đoạn 2023 - 2028.
Chính phủ các nước cũng có thể tăng cường các biện pháp phòng ngừa bằng cách gây áp lực buộc các nền tảng mạng xã hội áp dụng hệ thống xác minh chặt chẽ hơn và hướng dẫn người dùng cách nhận diện, báo cáo những quảng cáo việc làm lừa đảo.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các nhóm tội phạm mạng liên tục thay đổi chiến thuật. Vì vậy, chính phủ các nước có thể phát động những chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về lừa đảo "việc nhẹ, lương cao" ở nước ngoài.
Bất chấp các nỗ lực giải cứu, hiện nay nhiều nạn nhân vẫn bị kẹt lại trong các trung tâm lừa đảo. Theo báo cáo năm 2024 của IOM, số vụ buôn người nhằm ép buộc phạm tội ở Đông Nam Á đã tăng từ 296 vụ vào năm 2022 lên 978 vụ vào năm 2023, tăng 230%.
Một vấn đề đáng quan tâm khác là những nạn nhân được giải cứu phải chịu sang chấn tâm lý, cảm giác tội lỗi, sự kỳ thị xã hội và thậm chí cả hậu quả pháp lý tại quê nhà vì những hành vi mà họ bị ép buộc thực hiện. Điều này đòi hỏi chính phủ các nước cần có những biện pháp hỗ trợ các nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.
Tại họp báo thường kỳ chiều 27-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhận được câu hỏi đề nghị cho biết có công dân Việt Nam trong số khoảng 7.000 công dân nước ngoài đã được giải cứu khỏi các băng nhóm lừa đảo ở Myanmar hay không.
Bà Hằng cho biết theo thông tin nhận được, các cơ quan chức năng Myanmar đang tạm giữ nhiều công dân nước ngoài, trong đó có công dân Việt Nam, sau khi truy quét các cơ sở lừa đảo trực tuyến dọc biên giới giữa Thái Lan và Myanmar.
"Con số cụ thể chúng tôi đang tìm hiểu thêm. Bộ Ngoại giao đang phối hợp cùng Bộ Công an về vụ việc này, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan và Myanmar khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin về nhân thân của công dân Việt Nam, kịp thời có biện pháp bảo hộ công dân, hỗ trợ công dân cần thiết", bà Hằng thông tin.
Về biện pháp hợp tác với các nước láng giềng triệt phá các cơ sở lừa đảo dọc biên giới, bà Hằng cho biết thời gian qua các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước điều tra làm rõ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật sở tại.
"Chúng tôi cho rằng những hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã, đang và sẽ theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết và kịp thời đối với những công dân Việt Nam là nạn nhân trong các vụ việc", bà nói.
Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...
Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...
TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.
Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...
Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.
Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.
Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...
Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.