Là quốc gia có bờ biển dài với ngành hàng hải phát triển lâu đời, Na Uy đã và đang nỗ lực hết mình để tiên phong "xanh hóa" ngành công nghiệp hàng hải để hướng tới những giá trị bền vững vì tương lai.
![]() |
Khoảng 1/4 số lượng tàu có mức phát thải CO2 thấp hoặc không phát thải CO2. (Nguồn: Driven) |
Giống như Việt Nam, Na Uy có bờ biển dài với lịch sử phát triển ngành hàng hải lâu đời khoảng 150 năm. Mặc dù diện tích lãnh thổ gần như Việt Nam, với dân số chỉ khoảng 5 triệu dân, nhưng ngành hàng hải của Na Uy nổi tiếng trên toàn thế giới, đứng thứ 7 trên toàn cầu về số lượng tàu (khoảng 28. 000 chiếc), đứng thứ 8 về tải trọng và đứng thứ tư về giá trị đội tàu, khoảng 82 tỷ USD.
Ngành hàng hải của Na Uy đã tạo công việc cho khoảng 85. 000 lao động, xuất khẩu từ ngành hàng hải của Na Uy đạt giá trị hơn 22 tỷ USD. Hơn thế nữa, Na Uy là đất nước đứng đầu thế giới về đội tàu thân thiện môi trường với khoảng 1/4 số lượng tàu có mức phát thải CO2 thấp hoặc không phát thải CO2.
Các công ty hàng hải và các đơn vị nghiên cứu của Na Uy luôn dẫn đầu thế giới với những đổi mới liên tục trong thiết kế tàu, hệ thống định vị động, hệ thống truyền động, thiết bị và dịch vụ. Ngành công nghiệp này nổi tiếng với chất lượng cao, thiết kế và các giải pháp vận hành hiệu quả, có chuyên biệt.
![]() |
Công ty vận tải Torghatten Nord ký hợp đồng với xưởng đóng tàu Myklebust ở Na Uy để xây dựng tàu chạy bằng hydro xanh lớn nhất thế giới. (Nguồn: Riviera) |
Sự phát triển công nghệ thành công của Na Uy trong lĩnh vực hàng hải mang lại thế mạnh trong một số phân khúc hàng hải trên toàn cầu về mặt giá trị như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (80%), vận tải biển (4.3%), dầu khí ngoài khơi (11.6%), năng lượng gió ngoài khơi (15%), du lịch và giao thông công cộng nội địa.
Lợi thế cạnh tranh của Na Uy là lực lượng lao động tay nghề cao, các công ty vận tải biển luôn luôn thử nghiệm các giải pháp xanh, thử nghiệm và cải tiến liên tục với chính sách hỗ trợ rất tốt từ chính phủ Na Uy.
Chính phủ Na Uy đã chỉ ra những thách thức của ngành hàng hải xanh tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) năm 2022, thúc đẩy ngành hàng hải thế giới nỗ lực chuyển đổi sang vận tải hàng hải xanh.
Na Uy đã đặt mục tiêu trở thành siêu quốc gia về hàng hải xanh, chính phủ đã đưa nhiệm vụ phát triển ngành hàng hải xanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược của Na Uy suốt quá trình chuyển đổi xanh các ngành công nghiệp của đất nước.
![]() |
Na Uy là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về phát triển và ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực hàng hải. (Nguồn: Scand Asia) |
Mục tiêu cụ thể tới năm 2030, Na Uy sẽ cắt giảm 50% mức phát thải của các đội tàu nội địa với các biện pháp như: Yêu cầu giảm hoặc phát thải bằng không với các loại tàu khác nhau, tăng thuế carbon lên tới 2.000 NOK (đơn vị tiền tệ Na Uy) trên 1 tấn phát thải, đưa ra các chương trình khuyến khích tăng xuất khẩu hàng hải xanh lên mức 50%, phối hợp với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác trong khối Bắc Âu và châu Âu có các quỹ tài trợ cho các chương trình trợ giúp trong việc nghiên cứu những sáng kiến, phát minh về công nghệ xanh hoặc nhiên liệu xanh trong ngành hàng hải.
Na Uy là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về phát triển và ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực hàng hải. Việc nghiên cứu và khuyến khích công nghệ xanh đã đưa Na Uy có một lợi thế cạnh trạnh, ví dụ như du thuyền và phà biển sử dụng năng lượng điện, các tàu dịch vụ ngoài khơi cũng sử dụng nhiên liệu phát thải thấp hoặc kết hợp sử dụng năng lượng điện.
Hiện tại các đội tàu nội địa vẫn đang sử dụng dầu hoặc khí LNG là nhiên liệu chính nhưng các hợp đồng đóng mới đều là sử dụng các nhiên liệu xanh như ammonia hoặc hydrogen để sẵn sàng cho "một tương lai xanh".
Giải pháp sử dụng pin điện (Battery Electric solution) đã trở thành tiêu chuẩn cho các tàu đóng mới như là giải pháp được chú trọng vì tiêu thụ nhiên liệu thấp. Những loại pin điện lớn có thể sử dụng cho các tàu có tuyến chạy cố định với hệ thống nạp có sẵn ở các trạm nạp tại cảng.
![]() |
Ảnh Tàu cao tốc đầu tiên trên thế giới không phát thải Medstraum. (Nguồn: Innovation Norway và Maritime CleanTech) |
Đối với các du thuyền lớn, các tàu chở hàng cỡ nhỏ, các phà chở khách và các tàu dịch vụ ngoài khơi… có thể sử dụng pin điện kết hợp với các nhiên liệu khác. Giải pháp này sẽ tối ưu hóa kiểm soát năng lượng và phát thải ra môi trường. Ví dụ Phà MF Ampere là phương tiện đầu tiên chạy bằng pin trên thế giới, bắt đầu kỷ nguyên cách mạng cho cho thị trường vận chuyển bằng phà của Na Uy.
Cho đến nay, Na Uy đã có khoảng 80 phà sử dụng pin điện. Chính phủ Na Uy đã yêu cầu các phương tiện phà tại nước này phải áp dụng công nghệ không phát thải từ năm nay. MS Medstrau, phương tiện thủy sử pin điện cao tốc đầu tiên trên thế giới là mốc tiếp theo của cuộc các mạng trên, được đưa vận hành vào năm 2022.
Ngành hàng hải Na Uy cũng đi đầu trong việc giảm phát thải với việc sử dụng hiệu quả năng lượng với sự hỗ trợ của giải pháp số và công nghệ tự động hóa.
Việc cải thiện hiệu quả vận hành của các tàu đã giúp giảm phát thải. Các công ty hàng hải của Na Uy tích cực áp dụng các công nghệ mới và các giải pháp vận hành tiến tiên tiến để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.
![]() |
Grampian Derwent do Na Uy thiết kế sử dụng công nghệ lai (Hybrid) hiện đang hỗ trợ hậu cần tại trang trại điện gió Doggerbank, ngoài khơi bờ biển Đông Bắc nước Anh. (Nguồn: Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam) |
Các giải pháp về vỏ tàu, phương pháp làm sạch và sử dụng sơn, vật liệu công nghệ cao tiên tiến cũng là các cách thức để giảm lượng phát thải của tàu. Ngoài ra việc sử dụng các buồm gió cũng là một công nghệ đang được thúc đẩy tại Na Uy. Bằng các phương pháp trên, đội tàu của Na Uy đã giảm được chí phí nhiên liệu và giảm phát thải.
Có thể khẳng định ngành hàng hải xanh của Na Uy rất đáng để học hỏi, xuất phát từ những định hướng chiến lược và tài trợ của chính phủ Na Uy về giảm phát thải và các công nghệ tiến tiến được áp dụng trong ngành hàng hải để đảm bảo cho ngành công nghiệp này của Na Uy luôn dẫn đầu thế giới về phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Đó cũng chính là chìa khóa để tăng cường khả năng cạnh tranh của Na Uy trên toàn cầu.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).
Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.
Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....
Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Việt Nam đang dần có nhiều dự án bất động sản xanh, bởi những sản phẩm này có giá trị cho thuê cao hơn 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường và giúp tiết kiệm 20 - 30% chi phí vận hành hàng năm.
Trong lúc Mỹ đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới phân tích cho rằng động thái của Mỹ thực chất đang trao lợi thế lớn cho quốc gia châu Á.
Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Powell do khác biệt chính sách, song ông Trump khẳng định sẵn sàng phá vỡ tiền lệ, bất chấp hậu quả.
Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.