Chuyện về những ngư dân xem 'thuyền là giường, biển là nhà'

05:58 01/02/2025

TPO - Cả năm lênh đênh trên những con thuyền, Tết đến, ngư dân miền biển như được “ngắt mạch” để nghỉ ngơi, sum họp bên gia đình. Tết với những lao động ở biển mang một nét rất riêng, đó là ngày Tết đoàn viên.

“Thuyền là giường, biển là nhà”

Trước thềm Xuân mới, trời chuyển rét ngọt, con đường thẳng tắp dẫn ra hướng biển cảng Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) như bừng tỉnh dưới nắng sau những ngày dông gió kéo dài. Hương vị mặn mòi của biển hòa quyện trong nắng vàng theo con sóng đều đặn vỗ vào mạn thuyền đang neo đậu ở cảng.

Trên hàng chục chiếc thuyền đang chờ “lệnh” để ra khơi, không khí háo hức hiện rõ trên khuôn mặt của từng ngư dân. Họ là những gia đình ở Thanh Hóa, Nghệ An, nhưng có nhiều năm đánh bắt hải sản ở vùng biển huyện Thạch Hà.

Tiền Phong Bà Nguyễn Thị Xuân đang gỡ lưới chuẩn bị ra khơi. 1

Bà Nguyễn Thị Xuân đang gỡ lưới chuẩn bị ra khơi.

Từ lâu, những ngư dân này, đã xem “biển là nhà, thuyền là giường”, lênh đênh cùng con sóng, bám biển mưu sinh. “Đây là những chuyến ra khơi háo hức, mong chờ nhất năm, vì tiền Tết còn chờ ở đó. Tết được về sum họp bên gia đình, được nghỉ ngơi sau thời gian dài lênh đênh trên biển”, anh Hoàng Văn Liên (46 tuổi, trú thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) nói.

Chiếc thuyền nhỏ, đánh bắt ghẹ gần bờ là “cần câu” của vợ chồng anh Hoàng Văn Liên (46 tuổi) và chị Nguyễn Thị Xuân (43 tuổi). Thuyền như một gian nhà thu nhỏ, có bếp ga, bát đũa, chăn chiếu… cùng đồ dùng hàng ngày.

Bám biển từ năm 14 tuổi, đến nay anh Liên đã có nửa cuộc đời mình gắn bó với biển. Đôi tay thoăn thoắt chuẩn bị ngư cụ cho chuyến ra khơi chuyến tới, anh Liên nói: “Mùa biển động, tháng đi được 7-15 chuyến là nhiều, còn lại ngày mưa, sóng lớn phải ở nhà”.

Tiền Phong Thuyền neo đậu ở Cảng Cửa Sót. 1

Thuyền neo đậu ở Cảng Cửa Sót.

Anh Liên nói, từ tháng 7 âm lịch đến Tết Nguyên đán là mùa biển động, trên biển thường xảy ra giông lốc, nhưng theo kinh nghiệm của ngư dân, đây lại là thời điểm nguồn lợi thủy sản dồi dào. Vì vậy, ngư dân vẫn âm thầm bám biển, bám thuyền để mưu sinh, duy trì, phát triển nghề truyền thống của cha ông. “Nghề đi biển là vậy. Ngư dân luôn phải đương đầu với gian khó, hiểm nguy, sớm tối lênh đênh cùng sóng nước. Những chuyến ra khơi ngày cuối năm luôn có nhiều điều trăn trở, kỳ vọng, bởi nếu trúng hải sản, sẽ có tiền về mua sắm Tết trong nhà”, anh Liên tâm sự.

Ngày đoàn viên

Khu tránh trú bão ở cảng Cửa Sót có hàng chục con thuyền đang nằm tựa vào vai nhau như thể muốn “lấy lại sức” sau những chuyến ra khơi trở về. Trên mỗi con thuyền, nhiều người phụ nữ, đàn ông đang miệt mài sửa soạn, dọn dẹp chuẩn bị cho một chuyến ra khơi mới.

Với những gia đình ngư dân ở đây, đợt đi biển trước Tết là cực kỳ quan trọng. Bởi chuyến biển sẽ quyết định được Tết có ấm no hay không. “Tết với ngư dân chúng tôi đơn giản lắm, đó là mong được trở về quê cùng sum họp cho thỏa những ngày xa cách. Được đi anh em họ hàng chúc Tết, chúc năm mới ra khơi gặp nhiều may mắn”, bà Nguyễn Thị Dung (60 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu) chia sẻ.

Bà Dung cũng như nhiều người phụ nữ miền biển, họ đã thoát khỏi cái bóng “vọng phu” chủ động bám biển xây dựng hạnh phúc ấm no cùng gia đình. Ra khơi, buông lưới cùng chồng từ lâu, bà Dung đã xem biển như chính cuộc sống của mình.

Tiền Phong Bà Nguyễn Thị Khuyên có nhiều năm gắn bó nghề biển. 1
Tiền Phong Tiền PhongBà Nguyễn Thị Khuyên có nhiều năm gắn bó nghề biển.1 Bà Nguyễn Thị Khuyên có nhiều năm gắn bó nghề biển. 1

Bà Nguyễn Thị Khuyên có nhiều năm gắn bó nghề biển.

Thường ngày, bà Dung ra khơi cùng chồng từ 0h đêm, về cập cảng lúc 12h trưa cùng ngày. Số hải sản đánh bắt được sẽ bán cho tiểu thương tại xã Thạch Kim. Khi bán xong, hai vợ chồng tiếp tục dọn đồ, chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Mùa này, bà Dung cho biết có tháng chỉ đi được 10 chuyến biển. “Đi biển vất vả, nhưng quen rồi, không đi nhớ lắm. Giờ đi chuyến này xong về nghỉ Tết, sau mùng 4 lại tiếp tục ra khơi”, bà Dung trải lòng.

Yêu biển và bằng lòng với biển, hơn nửa đời người gắn bó, vợ chồng ông Bùi Văn Vân và bà Nguyễn Thị Khuyên (60 tuổi, cùng trú thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) chọn cách chung thuỷ với nghề ngư phủ khi ngoài tuổi tứ tuần vẫn cùng con trai lên thuyền đánh bắt hải sản. Nhắc đến ngày Tết, ánh mắt người phụ nữ sáng rực, bởi đó là ngày gia đình sẽ được đoàn tụ, sum vầy bên con cháu.

“Thích nhất là về cùng con cháu ăn bữa cơm giao thừa, đến khoảng mùng 6 Tết, nếu thời tiết đẹp chúng tôi tiếp tục di chuyển vào Hà Tĩnh để đi biển”, bà Khuyên nói.

Tiền Phong Người dân chuẩn bị ngư cụ để vươn khơi. 1

Người dân chuẩn bị ngư cụ để vươn khơi.

Người phụ nữ cho hay, trước đây nghề biển cũng xếp hạng “ăn nên làm ra”, nhưng nhiều năm nay, tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt, nhiều người không còn mặn mà với nghề biển, thậm chí đổi nghề, tha phương cầu thực. Dẫu đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với những ngư dân có hàng chục năm “cưỡi sóng, vượt gió”, biển đã ăn sâu vào tâm can. Nghỉ biển sẽ thấy thiếu, thấy nhớ.

“Nghề này như đã ngấm vào người, hễ ở nhà vài ba ngày là đau nhức, buồn chán. Khi đi biển câu được con cá, con mực là mọi mệt mỏi tan biến. Còn sức thì chúng tôi còn chèo ra khơi, vì đã là nghề thì phải trọn vẹn với nghề”, bà Khuyên nói.

Cái Tết đối với những lao động miền biển mang một nét riêng, ở đó có sự mong chờ biển “đãi tặng” hải sản, đó là sự háo hức mong chờ ngày đoàn viên gia đình sum họp. Với ngư dân miền biển, cái Tết mà có sự đoàn viên đáng quý vô cùng.

Có thể bạn quan tâm
Giáo dục 24h: Giảm 70% học phí đối với ngành học nặng nhọc

Giáo dục 24h: Giảm 70% học phí đối với ngành học nặng nhọc

12:45 30/04/2025

Gần 1,17 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT; Sinh viên các nghề học nặng nhọc, độc hại được giảm học phí ... là những tin tức giáo...

Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ

Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ

01:45 28/04/2025

Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.

Học sinh lớp 9 TPHCM sẵn sàng cho kỳ thi lớp 10

Học sinh lớp 9 TPHCM sẵn sàng cho kỳ thi lớp 10

20:45 21/04/2025

TPHCM - Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 đang đến gần, lịch học thêm của những học sinh lớp 9 cũng đang trở nên dày hơn, có em học đến...

Ôtô suýt đâm trúng em bé lao cắt mặt trong dốc hầm

Ôtô suýt đâm trúng em bé lao cắt mặt trong dốc hầm

11:45 20/04/2025

Lái xe đang di chuyển lên dốc từ hầm chung cư thì bất ngờ hai đứa trẻ chạy ngang qua đầu xe.

Học viện Cảnh sát nhân dân công bố chỉ tiêu năm 2025

Học viện Cảnh sát nhân dân công bố chỉ tiêu năm 2025

01:01 20/04/2025

Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên hệ chính quy nhóm ngành Nghiệp vụ cảnh sát, tương đương năm ngoái.

Giáo dục 24h: Phê bình nhiều dự án không khả thi trong đề án 4.500 phòng học

Giáo dục 24h: Phê bình nhiều dự án không khả thi trong đề án 4.500 phòng học

01:00 20/04/2025

Nhiều dự án của đề án 4.500 phòng học chậm tiến độ tại TPHCM; Duy trì gửi thông báo vi phạm giao thông của học sinh... là những tin tức...

Tiếp tục xảy ra động đất độ lớn 5,6 ở Myanmar

Tiếp tục xảy ra động đất độ lớn 5,6 ở Myanmar

19:45 17/04/2025

Trận động đất có độ lớn 5,6 vừa xảy ra tại Myanmar, cách thành phố Meiktila 43km về phía Đông Bắc, và rung chấn nhẹ có thể được cảm nhận tại thành phố Mandalay.

Hàng nghìn cư dân Hà Nội khốn khổ vì nước máy bốc mùi hôi tanh kéo dài

Hàng nghìn cư dân Hà Nội khốn khổ vì nước máy bốc mùi hôi tanh kéo dài

20:45 13/04/2025

Hơn 2.000 cư dân chung cư SDU, quận Hà Đông, đang phải lấy nước từ vòi bơm tạm do nguồn nước sinh hoạt xuất hiện mùi hôi tanh kéo dài suốt một tuần qua.

Giáo dục 24h: Thí sinh tăng, tỉ lệ chọi lớp 10 cao

Giáo dục 24h: Thí sinh tăng, tỉ lệ chọi lớp 10 cao

04:00 11/04/2025

Dự báo tỉ lệ chọn thi lớp 10 công lập Hà Nội tiếp tục tăng; Hải Phòng không thu lệ phí tuyển sinh mầm non, tiểu học... là những tin...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học