Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) vừa đăng đàn cảnh báo thông tin sai sự thật mà chính anh là nạn nhân.
Nhiều trang mạng đã cắt chỉnh những chia sẻ của Hiếu PC sau đó ghép cùng vụ lụm xùm quyên góp tiền từ thiện đang nổi.
Facebook Ngô Minh Hiếu (tức Hiếu PC) tối 1-3 đăng tải bài viết cảnh báo vấn nạn lan truyền thông tin thiếu sự thật, bị cắt ghép.
"Cảnh báo: Tin thiếu sự thật về việc "nhe răng để biết là lừa đảo qua cuộc gọi video AI deepfake" của các trang tin trên mạng xã hội đang lan truyền", Hiếu PC viết.
Cụ thể, Hiếu PC cho hay anh liên tục nhận được thông tin về một số bài đăng, thông tin mạo danh anh, lan tỏa thông tin về bài phát biểu của anh đã đăng tải trên Tuổi Trẻ Online trước đó.
Thay vì đăng tải những thông điệp mà Hiếu PC đã chia sẻ, như việc yêu cầu đối phương... nhe răng để phát hiện cuộc gọi lừa đảo, nay thông tin lại được cắt, ghép chỉnh sửa lại rồi lan tràn trên mạng.
"Họ đăng tải thông tin một cách thiếu chính xác và cắt ghép thông tin. Chưa kể họ còn sử dụng hình ảnh của mình ghép chung hình với một câu chuyện lùm xùm drama nào đó của một TikToker", chuyên gia an ninh mạng viết.
Giải thích thêm, Hiếu PC nói rằng bài viết của anh trên Tuổi Trẻ Online có "mẹo" yêu cầu đối phương nhe răng, là biết ngay cuộc gọi deepfake lừa đảo. Cùng với những yêu cầu quay mặt trái phải, đứng lên và nhe răng là đơn giản nhất để nhận diện lừa đảo.
Lý do là vì thuật toán của các trí tuệ nhân tạo (AI) deepfake (giả dạng hình ảnh) hiện nay trong lúc thực hiện cuộc gọi thời gian thực sẽ không xử lý được nếu người gọi quay trái, quay phải hoặc đứng lên. Một điểm yếu đặc biệt là hàm răng. Các thuật toán AI này chưa tái hiện được hàm răng như của người bị giả dạng.
"Còn trên mạng xã hội, các trang tin lợi dụng hình ảnh của mình, ghép vào câu chuyện chả liên quan, rồi họ chỉ đăng để câu lượt xem, lượt thích. Với mỗi cái đoạn "Nhe răng để biết là lừa đảo qua cuộc gọi video AI deepfake" là thiếu thông tin và không đầy đủ, làm người đọc chưa hiểu hết, hiểu đầy đủ sự việc và sợ nhất là có thể dẫn đến là sự hiểu sai", Ngô Minh Hiếu viết trên Facebook.
Anh viết: "Mình xin để thông tin chuẩn, đầy đủ và đúng như trong bài chia sẻ với báo Tuổi Trẻ (trong ảnh chụp màn hình)".
Từ chính câu chuyện mà chính mình cũng là "nạn nhân", Hiếu PC cho rằng thời nay, khi xem tin tức mạng thì người dân luôn phải kiếm chứng mọi thông tin. Từ đó để tránh thông tin thiếu sự thật, một nửa sự thật, tin giải, tin câu view hoặc tin chưa kiểm chứng.
Gần 1,17 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT; Sinh viên các nghề học nặng nhọc, độc hại được giảm học phí ... là những tin tức giáo...
Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.
TPHCM - Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 đang đến gần, lịch học thêm của những học sinh lớp 9 cũng đang trở nên dày hơn, có em học đến...
Lái xe đang di chuyển lên dốc từ hầm chung cư thì bất ngờ hai đứa trẻ chạy ngang qua đầu xe.
Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên hệ chính quy nhóm ngành Nghiệp vụ cảnh sát, tương đương năm ngoái.
Nhiều dự án của đề án 4.500 phòng học chậm tiến độ tại TPHCM; Duy trì gửi thông báo vi phạm giao thông của học sinh... là những tin tức...
Trận động đất có độ lớn 5,6 vừa xảy ra tại Myanmar, cách thành phố Meiktila 43km về phía Đông Bắc, và rung chấn nhẹ có thể được cảm nhận tại thành phố Mandalay.
Hơn 2.000 cư dân chung cư SDU, quận Hà Đông, đang phải lấy nước từ vòi bơm tạm do nguồn nước sinh hoạt xuất hiện mùi hôi tanh kéo dài suốt một tuần qua.
Dự báo tỉ lệ chọn thi lớp 10 công lập Hà Nội tiếp tục tăng; Hải Phòng không thu lệ phí tuyển sinh mầm non, tiểu học... là những tin...