Với chương trình tên lửa Black Arrow, Anh trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất đến nay phát triển khả năng phóng vệ tinh sau đó lại từ bỏ.
Chương trình Black Arrow được khởi xướng vào năm 1964 như bước tiếp theo sau thành công của chương trình Black Knight. Black Knight là tên lửa đạn đạo một tầng, có khả năng đạt độ cao 800 km, nhưng không thể đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Vệ tinh đầu tiên của Anh, Ariel 1, phóng lên không gian nhờ tên lửa Mỹ. Black Arrow dự kiến trở thành phương tiện "trình diễn kỹ thuật" nhằm chứng minh rằng có thể chế tạo một phương tiện phóng vệ tinh nhỏ dựa vào công nghệ dầu kerosene/hydro peroxide của Black Knight.
Sự kết hợp giữa dầu kerosene và hydro peroxide tạo ra một loại nhiên liệu tên lửa tuyệt vời. Nhiên liệu chính là dầu kerosene được bơm vào buồng đốt dưới dạng sương mịn và bốc cháy khi có oxy sinh ra từ sự phân hủy hydro peroxide. Kết quả là một chất thải sạch, không khói.
Động cơ dầu kerosene/hydro peroxide, còn gọi là động cơ Gamma, đơn giản và đáng tin cậy hơn so với các động cơ nhiên liệu lỏng khác đòi hỏi lưu trữ oxy trong bể lạnh. Trong 22 tên lửa Black Knight và 4 tên lửa Black Arrow, trang bị tổng cộng 128 động cơ Gamma, không có sự cố động cơ nào xảy ra.
Kế hoạch ban đầu là phóng Puck, vệ tinh được thiết kế để thực hiện những thí nghiệm kiểm tra công nghệ cần thiết cho vệ tinh liên lạc như pin mặt trời, hệ thống viễn thông và hệ thống năng lượng. Puck cũng mang theo một thiết bị phát hiện vi thiên thạch.
Ngày phóng Black Arrow ban đầu dự kiến là 1968, nhưng một số vấn đề kỹ thuật khiến lịch trình bị lùi lại. Đến năm 1969, chương trình bắt đầu chịu tác động của việc giảm ngân sách. 5 lần phóng bị cắt giảm còn 3. Nhiệm vụ đầu tiên sẽ gồm hai tầng và hàng hóa giả. Lần phóng tiếp theo sẽ đưa một vệ tinh đơn giản vào quỹ đạo, trong khi lần phóng thứ ba sử dụng vệ tinh hoạt động đầy đủ. Mọi vụ phóng Black Arrow đều diễn ra tại Woomera, Nam Australia, nơi có mật độ dân cư thấp.
Lần phóng đầu tiên (R0) thất bại, và tên lửa bị phá hủy để tránh bay chệch hướng đến khu vực có người sinh sống. Lần thử thứ hai (R1) thành công, giúp nhóm dự án thở phào nhẹ nhõm khi chương trình Black Arrow trở lại đúng hướng. Nhưng lần phóng tiếp theo (R2) với mục tiêu đưa vệ tinh thử nghiệm lên quỹ đạo lại thất bại và tên lửa rơi xuống Vịnh Carpentaria.
Thất bại thứ hai khiến chương trình Black Arrow bị trì hoãn vài tháng để đội ngũ kỹ sư tìm và khắc phục những vấn đề phát sinh. Sau đó, một cuộc tranh chấp công nghiệp tại Rolls-Royce, công ty mẹ của Bristol Siddeley, nhà sản xuất động cơ tên lửa Gamma, khiến chương trình chậm trễ thêm. Lần phóng tiếp theo phải lùi đến tháng 10/1971.
Giữa năm 1971, một số phần tên lửa đã sẵn sàng và được vận chuyển đến Australia. Nhưng chỉ vài ngày sau khi tầng tên lửa thứ hai đến Woomera, Hạ viện Anh quyết định hủy bỏ chương trình Black Arrow vì cho rằng dùng tên lửa Mỹ rẻ hơn nhiều. Do vẫn còn đủ phần cứng cho một lần phóng nên nhiệm vụ cuối cùng vẫn được phép triển khai.
Vệ tinh Puck được đổi tên thành Prospero theo một nhân vật trong vở kịch The Tempest (Giông tố) của William Shakespeare, người tự nguyện từ bỏ quyền lực của mình. Ngày 28/10/1971, vụ phóng Black Arrow cuối cùng (R3) diễn ra tại Woomera, đưa Prospero bay lên quỹ đạo. Sự kiện giúp Anh trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới phát triển thành công khả năng phóng vệ tinh, nhưng cũng là quốc gia duy nhất từ bỏ khả năng này.
Prospero trở thành vệ tinh đầu tiên và duy nhất của Anh được phóng bởi một phương tiện do nước này tự chế tạo. Ngày nay, Prospero vẫn quay quanh Trái Đất với độ cao tối đa 1.314 km và độ cao tối thiểu 534 km, nhưng đã cạn năng lượng từ lâu.
Các cơ sở phóng tại Woomera bị phá hủy trong vòng một năm sau chuyến bay cuối cùng và một nửa số kỹ sư từng làm việc trong chương trình bị sa thải. Phần còn lại của tầng thứ nhất của Black Arrow R3 được thu hồi sau khi rơi xuống trạm gia súc Anna Creek ở Nam Australia, sau đó trưng bày tại Công viên Tưởng niệm William Creek suốt gần 50 năm. Tầng tên lửa này được trả về Anh đầu năm 2019 và hiện trưng bày tại Penicuik, Scotland.
Thu Thảo (Theo Amusing Planet)
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.