Câu chuyện ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Mỹ những ngày qua được nhìn nhận, soi chiếu lại lịch sử 35 năm trước để thấy, dù có những thức thức song với bản lĩnh, bình tĩnh giúp Việt Nam có đối sách, chiến lược phát triển mới.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về những diễn biến xung quanh chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng phó của Việt Nam, ông Phạm Tấn Công - chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng với các đối tác được xem là "cơn địa chấn", đánh vào xu thế thương mại toàn cầu hóa đang diễn ra sau nhiều thập kỷ mà Mỹ đã thúc đẩy, gây dựng nên.
Tuy vậy, chính sách thuế đối ứng vừa là xu thế, là chiến lược được Mỹ đặt ra từ trước, chứ không phải "đột ngột". Vì thế, việc Mỹ tạm hoãn áp thuế 90 ngày, hạ mức thuế chung về 10% và Việt Nam đi đến thống nhất đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ, được ông Công nhìn nhận là kết quả tích cực khi ta đã "chuẩn bị kỹ lưỡng", "mềm dẻo, linh hoạt" các đối sách ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ.
* Diễn biến thuế đối ứng những ngày qua được ví như những cú sốc lớn, gây nhiều căng thẳng. Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông suy nghĩ gì về điều này?
- Tổng thống Mỹ đưa ra lệnh áp thuế đã gây ra cú sốc lớn, có cảm giác đột ngột, nhưng nếu nhìn lại từ chiến lược tranh cử của Tổng thống Donald Trump, sẽ thấy đó là xu thế tất yếu.
Nhìn thực tế từ Mỹ, là nước thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa nhưng lại bị thâm hụt thương mại rất lớn, nợ công cao. Đặc biệt, nhiều nơi được xem là thủ phủ công nghiệp của Mỹ như Detroit trở nên hoang tàn, các nhà máy tại Chicago vắng hơn khi dịch chuyển sang nhiều nước.
Tất nhiên, giới chủ tại Mỹ và nhiều quốc gia hưởng lợi từ quá trình này. Song có những nhóm người bị bỏ lại phía sau, gây bức xúc xã hội rất lớn. Vì thế, với quan điểm đưa việc làm trở lại nước Mỹ khi tranh cử, ông Trump đang thực hiện lời hứa của mình.
Đó cũng là câu chuyện cạnh tranh chiến lược, khi vị thế đứng đầu của Mỹ đang bị đe dọa. Bỏi vậy, giới lãnh đạo Mỹ thấy rằng cần phải cải tổ mạnh mẽ hơn các nền tảng thương mại toàn cầu để xác lập lại vị thế, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
* Mức áp thuế với Việt Nam lên tới 46% được xem là "chặn cửa" vào Mỹ song trong nhiều cuộc họp Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh chúng ta cần bình tĩnh, không hoảng sợ. Dù Mỹ đã hoãn áp thuế 90 ngày và đưa mức thuế về 10%, song ông có nghĩ rằng nhiều thách thức vẫn còn phía trước?
- Xu hướng toàn cầu hóa khiến thế giới phụ thuộc lẫn nhau và chính sách này có thể nói là làm cho "cả thế giới rung chuyển". Nhưng đúng như Thủ tướng đã nhấn mạnh, chúng ta cần hết sức bình tĩnh và không nên hoảng sợ, lo lắng. Bởi nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế của đất nước, đây không phải là lần đầu tiên có những cú sốc như vậy.
Cách đây 35 năm khi Việt Nam vào giai đoạn đổi mới, sự sụp đổ của các nước XHCN đã khiến ta đối diện không ít thách thức. Giờ đây khi đất nước đang bắt đầu cho kỷ nguyên mới, thì thị trường xuất khẩu lớn nhất, một trong những đối tác quan trọng nhất là Mỹ thay đổi chiến lược.
Nếu việc áp thuế thực hiện ngay, thị trường này có thể bị biến mất và chỗ dựa xuất khẩu không còn nữa. Chúng ta bị cuốn vào những thách thức vô cùng lớn, khi thế giới đang nhen nhóm cho một cuộc chiến thương mại mà sẽ không có người chiến thắng.
Nhưng cũng như 35 năm trước, ta giữ vững tinh thần, bình tĩnh, khéo léo tìm ra hướng xử lý. Từ cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm, sự tích cực chủ động của Chính phủ, Thủ tướng và đoàn công tác của Phó thủ tướng với vai trò là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm sang Mỹ rất kịp thời.
Cạnh đó, VCCI đã gửi thư cho các bên, tạo ra liên minh doanh nghiệp cùng AmCham cùng kiến nghị, nỗ lực vận động các chính giới của Mỹ, Quốc hội và các bên. Khi bức thư được gửi đi, ba tiếng sau Phòng thương mại Mỹ có phản hồi, bày tỏ sự đồng tình.
Đặc biệt, trong nguy có cơ, càng khó khăn càng tạo nên sức ép và động lực để tìm ra những con đường phát triển mới.
Nhìn lại 35 năm trước, điểm chung là chúng ta đều đã định hình rõ chiến lược phát triển từ trước khi những cú sốc diễn ra. Thập niên 1980 là yêu cầu cấp bách phải đổi mới, và nay là yêu cầu bước vào kỷ nguyên mới.
Thực tế giúp ta thêm củng cố, con đường đang đi là đúng hướng. Ta tự tin hơn vì nay thế và lực đã khác trước rất nhiều để có thể đưa ra sách lược phát triển mới.
* Vậy theo ông chiến lược và sách lược mới chúng ta cần định vị để vượt qua được thách thức từ chính sách thuế và đưa nền kinh tế vươn lên trong kỷ nguyên mới là gì?
- Chúng ta đã có sự mềm dẻo linh hoạt và điều đó đã được vận dụng hiệu thời gian qua, làm nền tảng để khi đàm phán tới đây sẽ có kết quả tốt nhất, đảm bảo cho Việt Nam không bị mất đi lợi thế cạnh tranh.
Có thể phải có nhượng bộ nhất định trong sức chịu đựng của nền kinh tế và doanh nghiệp, song cùng với các chính sách hỗ trợ, tôi tin doanh nghiệp, người dân sẽ ứng phó tốt hơn.
Thời gian 90 ngày cũng là cơ hội để định hình lại sách lược phát triển. Thủ tướng Chính phủ đã nhắc tới "bộ tứ chiến lược", đó là": Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Tôi cho rằng đây là những trụ cột cốt lõi. Nếu thực hiện tốt, sẽ tạo ra không gian phát triển mới dựa trên sự tinh gọn, khoa học công nghệ, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, tạo ra lực lượng và hệ sinh thái doanh nghiệp hùng mạnh với kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất.
Trong quá trình này, VCCI sẽ luôn đồng hành, sát cánh cùng Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp trên cơ sở kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để báo cáo cơ quan Nhà nước tháo gỡ.
Chúng tôi cũng sẽ tăng cường hơn các hoạt động kết nối đối thoại giữa doanh nghiệp với bộ ngành, tham mưu các chính sách, chiến lược phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hình thành liên kết chuỗi giá trị...
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).
Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.
Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....
Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Việt Nam đang dần có nhiều dự án bất động sản xanh, bởi những sản phẩm này có giá trị cho thuê cao hơn 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường và giúp tiết kiệm 20 - 30% chi phí vận hành hàng năm.
Trong lúc Mỹ đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới phân tích cho rằng động thái của Mỹ thực chất đang trao lợi thế lớn cho quốc gia châu Á.
Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Powell do khác biệt chính sách, song ông Trump khẳng định sẵn sàng phá vỡ tiền lệ, bất chấp hậu quả.
Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.