TPO - Trước sức ép của Mỹ về việc phải bảo đảm sức mạnh quân sự để thực thi thỏa thuận hòa bình ở Ukraine trong tương lai, châu Âu dường như đang rơi vào thế khó.
![]() |
Lính Ukraine ở Donetsk, tháng 11/2024. (Ảnh: Reuters) |
Các chuyên gia cho rằng việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine có thể kéo căng lực lượng và làm suy yếu khả năng phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và nhiệm vụ này vẫn cần sự hỗ trợ của Mỹ để có thể thành công.
Dù Mỹ không cần triển khai bộ binh, nhưng các biện pháp răn đe như hệ thống tên lửa tầm trung và vũ khí hạt nhân của Mỹ vẫn sẽ rất quan trọng.
"Tôi không chắc bất kỳ bảo đảm an ninh nào có thể đạt mức độ tin cậy 100% khi không có vai trò của Mỹ”, Mark Lyall Grant, cố vấn an ninh quốc gia của Anh thời chính quyền Donald Trump đầu tiên, nhận định.
Các quan chức châu Âu cũng cho rằng chỉ có Mỹ mới có thể bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu và ngăn chặn Nga có những hành động quân sự với Ukraine trong tương lai.
Tuần trước, ông Trump gây sốc cho châu Âu khi nhanh chóng sắp xếp cuộc gặp gỡ với Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng gây sốc khi nói với các đồng minh châu Âu rằng "bất kỳ sự đảm bảo an ninh nào cũng phải được hỗ trợ bằng một châu Âu có năng lực và một lực lượng ngoài châu Âu”.
Ông nói rõ rằng quân đội Mỹ sẽ không được điều động đến Ukraine. Tại cuộc họp khẩn cấp ở Paris ngày 17/2, các nhà lãnh đạo châu Âu chưa thể thống nhất về ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine, dù một số nước châu Âu đã bắt đầu bàn về điều này từ năm ngoái, theo sáng kiến của Pháp.
Triển khai một lực lượng như vậy có thể sẽ làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga và kéo căng quân đội của các nước châu Âu, trong bối cảnh họ đã cạn kiệt kho vũ khí sau mấy năm cung cấp cho Ukraine và vốn quen với việc phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của Mỹ trong những nhiệm vụ lớn.
Đầu tuần này, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết ông sẵn sàng gửi quân đến Ukraine nhưng cũng cần có "sự hỗ trợ" của Mỹ.
Bài toán quân số
Các chuyên gia cảnh báo việc triển khai một lực lượng lớn của châu Âu đến Ukraine có thể làm suy yếu khả năng phòng thủ của NATO trước những mối đe dọa lớn. Cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc sẽ giúp Nga nhanh chóng bổ sung vào kho vũ khí của họ.
Một số người cũng nghi ngờ khả năng các nước châu Âu có thể nhanh chóng huy động đủ quân sẵn sàng chiến đấu, khi đang phải vật lộn để tăng cường năng lực sau nhiều thập kỷ tương đối hòa bình, nhất là khi phải bảo vệ hơn 2.000 km đường biên giới với Nga và Belarus.
Claudia Major, một nhà phân tích cho nhóm chuyên gia SWP của Đức, nhận định rằng việc tập hợp một lực lượng gìn giữ hòa bình như vậy là điều khó khăn đối với châu Âu.
Khi trả lời đài truyền hình Đức ARD ngày 17/2, bà ước tính một lực lượng như vậy sẽ cần 40.000 - 150.000 người, chưa tính lực lượng Ukraine.
Lực lượng gìn giữ hòa bình mà NATO điều đến Kosovo năm 1999 có 48.000 quân, có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ rộng 11.000 km2. Ukraine có diện tích gấp gần 55 lần Kosovo.
"Người châu Âu không có lực lượng này trừ khi họ làm suy yếu khả năng phòng thủ của chính họ hoặc khả năng phòng thủ như kế hoạch của vùng Baltic”, bà Major cho biết.
"Đồng thời, họ thiếu các năng lực quan trọng trong các lĩnh vực trinh sát, phòng không hoặc khoá mục tiêu, và chỉ Mỹ mới có thể đáp ứng”, bà nói thêm.
Một số chuyên gia ủng hộ việc để lực lượng Ukraine bảo vệ đường biên giới, trong khi vẫn duy trì biện pháp răn đe bên ngoài.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth không nói lực lượng gìn giữ hòa bình phải vào Ukraine, nhưng nói rằng họ sẽ không được bảo vệ theo điều Điều 5 về phòng thủ chung của Hiến chương NATO.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với báo chí tại Riyadh ngày 18/2, rằng sự hiện diện của bất kỳ quân đội nào từ các quốc gia thành viên NATO trong Ukraine là điều không thể chấp nhận được đối với Nga, bất kể họ mang quốc kỳ nào.
Tuy nhiên, việc cung cấp biện pháp răn đe từ bên ngoài Ukraine có thể dẫn đến tình thế khó khăn khác đối với châu Âu, khi họ không có vũ khí tầm trung có thể tấn công từ xa vào các mục tiêu ở Nga trong trường hợp cần thiết.
Châu Âu cũng không có kho vũ khí hạt nhân lớn như của Mỹ, để có thể bảo đảm năng lực răn đe trước một cường quốc vũ khí hạt nhân như Nga.
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)