Bơm nước sông Hồng “giải cứu” sông Tô Lịch là cần thiết, cấp bách nhưng các chuyên gia và bộ ngành đều cho rằng việc xây trạm bơm, làn đường ống công suất lớn, đập tràn để đưa nước làm sạch sông Tô Lịch chỉ giải quyết phần ngọn.
Ngoài việc bơm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, cần giải pháp căn cơ hơn như hoàn thiện hệ thống thu gom toàn bộ nước thải dọc sông chết Tô Lịch, đưa lượng nước thải này về xử lý tại nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Đồng thời, phải tạo được dòng chảy cho sông Tô Lịch.
TP Hà Nội đang quyết tâm hồi sinh dòng sông chết Tô Lịch bằng giải pháp bơm nước sông Hồng vào để thau rửa lòng sông Tô Lịch. Theo đó, thành phố dự kiến chi khoảng 550 tỉ đồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về chủ trương này, KTS Đào Ngọc Nghiêm, phó chủ tịch Hội Quy hoạc phát triển đô thị Việt Nam - cho biết bơm nước sông Hồng "giải cứu" sông Tô Lịch là giải pháp tình thế trước mắt. Hiện TP Hà Nội đang triển khai dự án thu gom nước thải đổ ra sông Tô Lịch, đưa về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để xử lý.
Giải pháp này cần được tiến hành song song với giải pháp bơm nước từ sông Hồng vào "giải cứu" sông Tô Lịch, như vậy mới giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch hiện nay.
Ông Nghiêm cũng cho rằng việc xây dựng các đập mới để trữ nước sông Hồng cũng cần có tầm nhìn dài hạn. Mực nước sông Hồng luôn biến động nên cần chú trọng yếu tố cân bằng cả dòng sông.
Sông Hồng chạy qua nhiều tỉnh, thành phố, đoạn qua vùng đô thị trung tâm Hà Nội dài khoảng 40km nên khi lấy nước vào sông Tô Lịch cần đảm bảo ổn định dòng chảy sông Hồng đoạn qua Hà Nội và các tỉnh khác.
"Một vấn đề nữa cần đặc biệt lưu tâm là bơm nước làm sạch sông Tô Lịch nhưng phải tạo dòng chảy tự nhiên. TP Hà Nội cần nghiên cứu, tính toán để có được một dòng sông sạch bền vững", ông Nghiêm nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, KTS Trần Huy Ánh, uỷ viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội - nhận định bơm nước "giải cứu" sông Tô Lịch là giải pháp tình thế, không triệt để. Hiện nay nước thải dân sinh từ nhiều khu vực dân cư đô thị vẫn chảy thẳng xuống sông Tô Lịch. Đây là một thất bại trong mục tiêu thu gom toàn bộ nước thải dọc sông Tô Lịch về nhà máy Yên Xá xử lý.
Ông Ánh nói: "Phải nhìn nhận thẳng thắn là sông Hồng không nhiều nước đến mức đủ để thau rửa sông Tô Lịch thường xuyên. Vấn đề bơm nước sông Hồng để giải cứu sông Hồng trong mua khô hạn liên quan đến an ninh nguồn nước.
Phải làm rõ sự bền vững của giải pháp bơm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch thế nào, khả năng hoà loãng, tích tụ 23.000.000 m3 nước sông Tô Lịch ra sao để sông Tô Lịch có thể đầy nước như sau trận lụt năm 2008 (tương lương lượng nước gần 5 lần hồ Tây lúc đầy gộp lại).
TP Hà Nội phải giải trình rõ trước khi quyết định bỏ trăm tỉ xây công trình bơm nước sông Hồng thau rửa sông Tô Lịch".
Cho ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch mới đây, Bộ Tài nguyên và môi trường khẳng định việc bổ cập nước sông Hồng sang sông Tô Lịch là rất cần thiết và cấp bách.
Nhưng giải pháp này chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông, tạo cảnh quan, nâng cao giá trị về kinh tế, môi trường, sinh thái, văn hóa, lịch sử gắn liền với dòng sông Tô Lịch.
Bộ Tài nguyên và môi trường cũng cho rằng đề xuất đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5m3/s và 3 đập dâng trên sông Tô Lịch tại các khu vực cống Mọc, cầu Dậu và trước ngã ba sông Tô Lịch - sông Kim Ngưu để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch là hết sức cần thiết, cấp bách, thuộc danh mục dự án được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Tuy nhiên, phương án như đề xuất của Hà Nội mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.
Bộ Tài nguyên và môi trường lưu ý Hà Nội cần rà soát bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng tại cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối, đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.
Liên quan tới chủ trương bổ cập nước sông Hồng, Bộ Xây dựng cũng vừa có văn bản đề nghị TP Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát bổ sung các nội dung về quy hoạch, phương án bổ cập nguồn nước, quy mô công suất trạm bơm, vị trí đặt trạm bơm, tuyến ống truyền tải nước, phương án vận hành khai thác.
Về quy hoạch, theo Bộ Xây dựng cần làm rõ sự phù hợp của phương án đề xuất với quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt và các quy hoạch có liên quan.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị làm rõ cơ sở lựa chọn vị trí đặt trạm bơm dưới chân cầu Nhật Tân và việc vận hành trạm bơm bổ cập nước chủ yếu thực hiện vào mùa nước kiệt thì có ảnh hưởng như thế nào đến các công trình lân cận, đặc biệt là cầu Nhật Tân.
Về tuyến ống truyền tải nước có đường kính D1200 chạy dọc theo vỉa hè đường Võ Chí Công, khu vực này khá nhiều công trình hạ tầng nên khả năng tuyến ống sẽ phải thiết kế đi sâu để tránh xung đột với công trình hạ tầng hiện trạng khác.
Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét đến vật liệu ống đáp ứng điều kiện thi công, khả năng chịu tải và ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư của dự án.
Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...
Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...
TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.
Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...
Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.
Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.
Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...
Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.