Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay nếu không tạm thời giữ nguyên sẽ có sự hẫng hụt trong vận hành hệ thống tổ chức chính quyền địa phương và mô hình chính quyền địa phương.
Sáng 15-2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhấn mạnh việc đồng tình mô hình chính quyền địa phương như dự luật, trong đó có cả HĐND và UBND.
Ông nêu rõ việc không thể không có HĐND cấp xã được. Tuy nhiên thời gian qua đang thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, nên ông đề nghị nghiên cứu mô hình này sắp tới để thực hiện chung trên cả nước.
"Không thể chỉ thực hiện cho các thành phố trực thuộc Trung ương, trong khi các thành phố trực thuộc tỉnh cũng là đô thị", ông Hòa nêu.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) nêu rõ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là nội dung hết sức quan trọng, mang tính nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
Ông Tuấn nói do luật được thiết kế theo tư duy chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" và "phân cấp, phân quyền mạnh mẽ để khơi thông các nguồn lực phát triển đất nước".
Do vậy nếu nội dung luật này thiếu những thiết chế, cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu lực, hiệu quả khi chính quyền địa phương được phân cấp phân quyền mạnh mẽ có thể xảy ra các trường hợp tiêu cực, mà cao hơn là tha hóa quyền lực nhà nước - đây là xu hướng khó tránh khỏi.
Vì lẽ đó, ông đề nghị cần bổ sung vào dự luật về nguyên tắc "tăng cường kiểm soát quyền lực khi được phân cấp, phân quyền, ủy quyền".
Thêm vào đó, theo đại biểu Tuấn, dự luật chỉ quy định về UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu; chưa có quy định về UBND ở những nơi không tổ chức HĐND.
Ông cho rằng quy định như vậy là chưa đủ, vì hiện nay một số thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng đang thực hiện mô hình ở quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tổ chức HĐND, mà chỉ tổ chức UBND.
Do vậy, ông đề nghị luật cần bổ sung quy định về UBND ở những nơi không tổ chức HĐND vào dự luật.
Về cơ cấu tổ chức của UBND, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng không nên giao Chính phủ quy định các ủy viên UBND, mà cần quy định cụ thể trong luật về cơ cấu tổ chức của UBND.
Hơn nữa, không nên bao gồm các ủy viên là giám đốc các sở ngành. Bởi lẽ các sở ngành chỉ là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho UBND.
Cơ cấu tổ chức của UBND chỉ nên gồm chủ tịch, phó chủ tịch, người đứng đầu đơn vị quân đội và công an cùng cấp.
Tương tự, đối với UBND nơi không tổ chức HĐND, ông Đồng đề nghị cũng nên đưa người đứng đầu quân đội và công an cùng cấp tham gia cơ cấu tổ chức UBND vì đó cũng là chính quyền địa phương.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ cốt lõi, trọng tâm sửa đổi luật là phân định làm rõ việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương.
Việc này theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Cùng với đó xây dựng cơ chế, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong luật chuyên ngành, đảm bảo khơi thông, thực hiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền, ủy quyền của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
"Nếu không đưa ra cơ chế pháp lý tháo gỡ sẽ rất khó khăn. Nhưng có những vấn đề mang tính ổn định trước mắt để đảm bảo vận hành thông suốt của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Nếu điều chỉnh vấn đề này, vấn đề kia sẽ không thực hiện được sự liên thông, thống nhất để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy", bà Trà chỉ rõ.
Về tổ chức chính quyền địa phương và mô hình chính quyền địa phương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay giữ nguyên như hiện tại, bởi còn tiếp tục có đánh giá tổng thể về mô hình của cả hệ thống chính trị. Theo đó sẽ có điều chỉnh, sắp xếp, nên tạm thời giữ nguyên.
"Nhưng nếu không tạm thời giữ nguyên sẽ có sự hẫng hụt trong việc vận hành hệ thống tổ chức chính quyền địa phương và mô hình chính quyền địa phương.
Còn các chính quyền đô thị đang thí điểm vẫn thực hiện theo các nghị quyết của Quốc hội. Với các địa phương đô thị trực thuộc trung ương vẫn có thể tiếp tục đề xuất việc này, không có gì vướng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đang sắp xếp tổ chức bộ máy và Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương đánh giá, nghiên cứu tổng thể mô hình tổ chức bộ máy, trong đó có hệ thống chính quyền địa phương.
Nên xin phép đại biểu ủng hộ phương án tạm thời giữ nguyên", bà Trà nêu rõ.
Dự luật nêu rõ chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.
Vụ tai nạn giữa xe đầu kéo và ôtô khách trên Quốc lộ 2, thuộc xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã khiến chị Trương Thị Ngân, sinh năm 1985 ở Tuyên Quang tử vong và 9 người khác bị thương.
Quảng Bình - Sau tai nạn, anh L bị một người đến tác động và ngã xuống đường. Sau khi được người dân đưa đến bệnh viện, anh L đã...
Bị hai người chưa rõ danh tính rượt đuổi, nam thanh niên 19 tuổi ở Cà Mau đã nhảy xuống sông thoát thân dù không biết bơi. Kết quả, nam thanh niên đã tử vong.
Bình Dương - Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra làm rõ vụ tai nạn xe máy và xe ô tô khiến tài xế xe ôm công nghệ tử vong tại hiện trường.
Ông Nguyễn Ngọc Phương, Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc thông qua ngân hàng chuyển trái phép hơn 4.719 tỷ đồng ra nước ngoài và chuyển trái phép tiền tệ từ nước ngoài vào Việt Nam hơn 4.773 tỷ đồng.
Tổ công tác CSGT Hà Nội phát hiện hàng loạt trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn tại tuyến đường Lý Nam Đế (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là tuyến đường nhỏ có nhiều ngõ thông nên được nhiều 'dân nhậu' lựa chọn làm đường 'rút lui' khi rời các quán bia, quán ăn đêm khu vực phố cổ...
Liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc đông dược, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong đông y.
Ngày 16/4, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 2 (Cục CSGT, Bộ Công an) lập biên bản xử lý nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Người vi phạm là N.T.H. (SN 1996, trú tại Quế Võ, Bắc Ninh). Tại trụ sở công an, nữ tài xế thừa nhận khoảng 13h ngày 15/4 lái ô tô BKS 99A-718.xx đi ngược chiều đoạn Km5 của đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Chiếc xe đi ngược chiều ở làn sát dải phân cách giữa, là nơi có tốc độ tối đa cho phép tới...
Bạn đọc có email khoemanhxxx@gmail.com hỏi: Các hành vi vi phạm quy định về thu hồi đất , bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định thế nào?