TPO - Phát biểu tại buổi kiểm tra việc thực hiện dạy thêm, học thêm tại Sở GD&ĐT Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng mong muốn giáo viên nhìn rõ hệ luỵ của học thêm tràn lan và yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả sớm chấm dứt tình trạng này, không “đánh trống bỏ dùi”, không thoả hiệp, khoan nhượng.
Ngày 24/2, Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội về việc thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm.
Tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra đã tới khảo sát, nắm bắt tình hình tại Trường THCS Phan Chu Trinh, Trường THPT Phạm Hồng Thái và làm việc với Sở GDĐT Hà Nội.
“5 không”, chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan
Báo cáo việc triển khai Thông tư 29 tại Hà Nội, ông Phạm Quốc Toản, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nói rằng, thông tư mới về dạy thêm học thêm đã giúp các đơn vị quản lý giáo dục có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn để quản lý dạy thêm, học thêm, giúp hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, không đúng quy định.
Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT; thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo chất lượng việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; xét tuyển đầu cấp và thi tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp, không gây áp lực học thêm cho học sinh.
Phát biểu trong buổi làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh quan điểm “Thông tư 29 để hướng tới không còn dạy thêm, học thêm trong nhà trường” và mong muốn cán bộ, giáo viên nhìn nhận đầy đủ hệ lụy, tác hại của việc dạy thêm, học thêm với học sinh, với chính giáo viên để triển khai nghiêm túc.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng mong muốn giáo viên nhìn rõ hệ luỵ của học thêm tràn lan đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tăng khả năng tự học. |
Để chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả sớm chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, Thứ trưởng đề nghị các cấp quản lý cùng quán triệt quan điểm “5 không” và thực hiện tốt “4 đề cao”.
Trong đó, 5 không là: Không “đánh trống bỏ dùi”, không thoả hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm.
4 đề cao gồm: đề cao vai trò cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đề cao tinh thần tự tôn, tự trọng, tinh thần hết lòng vì học sinh của giáo viên đồng thời đề cao tính tự giác, tự học của học sinh; đề cao vai trò mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội.
Thứ trưởng Thưởng cũng lưu ý Hà Nội thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tích cực tuyên truyền, có giải pháp hỗ trợ nhằm hình thành cho học sinh năng lực tự học, thầy cô định hướng tự học. Truyền thông về bệnh thành tích, về điểm số, áp lực, về xếp hạng các trường...
Đối với các nhà trường, ông yêu cầu đảm bảo nâng cao chất lượng giờ học chính khoá, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của thầy cô, tăng cường giáo dục cá thể hoá. Đồng thời đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá cuối kỳ, cuối khoá; đổi mới phương thức tuyển sinh; phân bố hài hoà đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên..
Tăng cường cơ sở vật chất, tiến tới giảm sĩ số, học sinh được học 2 buổi/ngày, 5 ngày/tuần; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành… cũng là những lưu ý về giải pháp nhằm thực hiện tốt Thông tư 29 của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng với ngành giáo dục Hà Nội.
“Đối với thành phố Hà Nội, Bộ GD&ĐT đề nghị địa phương gương mẫu đi đầu thực hiện quản lý dạy thêm học thêm với tinh thần quyết liệt, trực diện, hiệu quả, bàn các giải pháp để thực hiện”, Thứ trưởng nói.
Không có tình trạng chèn ép học sinh
Báo cáo về tình hình của nhà trường trước và sau khi triển khai Thông tư 29, bà Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (Quận Ba Đình) cho biết: Trường THCS Phan Chu Trinh có hơn 1.800 học sinh tại 44 lớp và 99 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Trước khi Thông tư 29 ban hành, do nhà trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho 100% học sinh, vì vậy nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm.
![]() |
Đoàn kiểm tra làm việc tại Trường THCS Phan Chu Trinh, Quận Ba Đình (Hà Nội). |
Nhà trường thường xuyên tiến hành kiểm tra việc dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường, kiểm tra nắm bắt tình hình học sinh trên lớp về việc dạy thêm, học thêm. Kết quả kiểm tra không có giáo viên vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm; không có việc đối xử không công bằng đối với học sinh; không có tình trạng giáo viên chèn ép, bắt buộc học sinh phải đi học thêm.
Triển khai Thông tư 29 nhà trường đã chủ động, linh hoạt các giải pháp, đảm bảo không làm xáo trộn các hoạt động dạy và học của nhà trường.
Tại Trường THPT Phạm Hồng Thái, thầy Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trước khi Thông tư 29 ban hành, nhà trường không tổ chức dạy, học thêm có thu phí trong nhà trường và trong năm học.
Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh có kết quả học tập yếu kém được thực hiện thường xuyên và hoàn toàn miễn phí.
Việc ôn tập cho học sinh thi tốt nghiệp THPT được thực hiện sau khi kết thúc năm học, trên tinh thần tự nguyện của học sinh, mức thu chi thực hiện theo quy định.
Đối với việc dạy thêm ngoài nhà trường, có một số giáo viên, chủ yếu các môn Toán, Văn, Tiếng Anh dạy nhóm nhỏ theo đề nghị của phụ huynh học sinh hoặc phụ huynh đứng ra tổ chức mời giáo viên dạy kèm, học phí thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh và giáo viên.
Hiện có 5 giáo viên Ngữ văn của nhà trường đang làm hồ sơ đăng ký tham gia dạy thêm tại trung tâm bồi dưỡng kiến thức.
Đánh giá về Thông tư 29, Hiệu trưởng Nguyễn Hồng Sơn cho rằng: Thông tư 29 việc quản lý dạy thêm dễ kiểm soát hơn, là cơ sở để nhà giáo nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm với học sinh. Giáo viên cũng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ…
Một số cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh Trường THCS Phan Chu Trinh và Trường THPT Phạm Hồng Thái đề cập tới khó khăn kinh phí hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng, ôn tập cho học sinh; khó khăn trong kiểm tra, giám sát dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; khó khăn trong thay đổi thói quen tự học của học sinh; khó khăn quản lý thời gian ở nhà của học sinh…
Từ đó, đề xuất được hỗ trợ kinh phí cho việc bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức cho 3 nhóm học sinh theo quy định của Thông tư 29; có giải pháp để tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất trường lớp học, có chính sách đãi ngộ phù hợp với nhà giáo, đảm bảo giáo viên có thể yên tâm cống hiến với nghề.
Ngày 20/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...
Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...
TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.
Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...
Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.
Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.
Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...
Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.