Bỏ cấp huyện: Cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm cũng như quy mô thực hiện

11:45 26/02/2025

TPO - "Việc nghiên cứu định hướng bỏ cấp hành chính trung gian – cấp huyện là một bước đi phù hợp với xu thế cải cách bộ máy Nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đây là một chủ trương lớn, có tác động sâu rộng đến hệ thống chính quyền địa phương, nên việc triển khai cần được cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm cũng như quy mô thực hiện”, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội trao đổi với Tiền Phong.

Bỏ cấp huyện là một bước đi phù hợp

Kết luận số 126 của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian - cấp huyện. Theo ông, thời điểm và quy mô nên thực hiện ra sao?

Việc nghiên cứu định hướng bỏ cấp hành chính trung gian – cấp huyện là một bước đi phù hợp với xu thế cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đây là một chủ trương lớn, có tác động sâu rộng đến hệ thống chính quyền địa phương, nên việc triển khai cần được cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm cũng như quy mô thực hiện.

Tiền Phong Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội. 1

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội.

"Tôi đồng tình với chủ trương nghiên cứu bỏ cấp huyện, nhưng nhấn mạnh rằng việc triển khai cần có lộ trình rõ ràng, thận trọng và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Quan trọng nhất vẫn là làm sao để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ người dân tốt hơn, chứ không đơn thuần chỉ là một cuộc sắp xếp mang tính cơ học" - ông Bùi Hoài Sơn.

Về thời điểm, tôi nghĩ cần có lộ trình phù hợp, tránh nóng vội nhưng cũng không thể trì hoãn quá lâu. Thời gian tới, cả nước sẽ tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Do đó, việc nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng trong giai đoạn này rất cần thiết.

Nếu có sự đồng thuận cao và điều kiện chín muồi, có thể triển khai thí điểm ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi trước, từ đó rút kinh nghiệm, hoàn thiện mô hình rồi mới mở rộng phạm vi thực hiện.

Đối với các đô thị lớn, có mật độ dân số cao, kinh tế phát triển mạnh, việc trực tiếp quản lý từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường có thể khả thi hơn. Tuy nhiên, ở những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc duy trì cấp huyện có thể vẫn cần thiết để đảm bảo hiệu quả quản lý, nhất là trong cung cấp dịch vụ công.

Tiết kiệm đáng kể ngân sách Nhà nước

Theo ông, việc tổ chức chính quyền 3 cấp, bỏ cấp huyện có ý nghĩa như thế nào trong tiết kiệm chi ngân sách, mở rộng dư địa phát triển, xóa bỏ rào cản, chậm trễ trong thực hiện các chính sách ở địa phương?

Việc tổ chức chính quyền theo mô hình 3 cấp, bỏ cấp huyện có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt trong việc tiết kiệm ngân sách, mở rộng dư địa phát triển và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ở địa phương.

Trước hết, về mặt tài chính, việc tinh gọn bộ máy hành chính đồng nghĩa với việc giảm bớt biên chế, cắt giảm các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cấp huyện, từ đó tiết kiệm đáng kể ngân sách Nhà nước. Số tiền này có thể được tái đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hơn như giáo dục, y tế, hạ tầng hoặc chuyển vào các chương trình an sinh xã hội, trực tiếp phục vụ đời sống người dân.

Mặt khác, mô hình chính quyền 3 cấp sẽ giúp mở rộng không gian phát triển cho các địa phương. Khi bỏ cấp huyện, chính quyền cấp tỉnh sẽ trực tiếp quản lý cấp xã, phường, từ đó có thể ra quyết định nhanh hơn, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính, giảm bớt tình trạng chồng chéo, trì trệ trong bộ máy. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tiền Phong 1
"Việc tổ chức lại chính quyền theo hướng bỏ cấp huyện là một bước đi đúng đắn nếu được thực hiện một cách hợp lý. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách mà còn tạo điều kiện để các địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, giúp chính sách Nhà nước đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn" - ông Bùi Hoài Sơn.

Bên cạnh đó, việc xóa bỏ cấp huyện cũng giúp loại bỏ một số rào cản trong quản lý nhà nước. Hiện nay, một số chính sách khi triển khai xuống cơ sở thường phải qua nhiều cấp trung gian, gây chậm trễ và làm giảm hiệu quả thực hiện. Nếu cấp tỉnh có thể trực tiếp chỉ đạo cấp xã, việc thực thi chính sách sẽ nhanh hơn, minh bạch hơn, và tránh được tình trạng phân tán trách nhiệm giữa các cấp chính quyền.

Tuy nhiên, để mô hình này thực sự phát huy hiệu quả, cần có một lộ trình rõ ràng và giải pháp đồng bộ. Việc phân quyền, phân cấp hợp lý giữa tỉnh và xã là rất quan trọng để tránh tình trạng quá tải hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, xây dựng chính quyền điện tử để đảm bảo việc quản lý được thực hiện thông suốt, hiệu quả.

Ngoài ra, cần phải có phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức một cách hợp lý, tránh tình trạng dư thừa nhân lực hoặc gây xáo trộn lớn trong bộ máy hành chính.

Làm gì để cấp xã mạnh hơn?

Khi bỏ cấp huyện, yêu cầu đặt ra với cấp xã sẽ rất lớn, vậy cần phải làm gì để cấp cơ sở thực sự mạnh hơn?

Rõ ràng, khi bỏ cấp huyện, yêu cầu đặt ra đối với cấp xã sẽ rất lớn, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Để cấp xã thực sự mạnh hơn, đáp ứng tốt nhiệm vụ trong mô hình quản lý mới, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ về tổ chức bộ máy, đào tạo nhân lực và ứng dụng công nghệ.

Trước hết, tôi nhận thấy cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Khi không còn cấp huyện, chính quyền xã sẽ phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hơn, yêu cầu về năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cũng cao hơn.

Vì vậy, chúng ta cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng bài bản, giúp cán bộ cấp xã không chỉ nắm vững kiến thức pháp luật, quản lý hành chính mà còn có kỹ năng điều hành, xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương một cách hiệu quả.

Tiền Phong Bỏ cấp huyện, cần nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ, công chức cấp xã (Ảnh minh họa) 1

Bỏ cấp huyện, cần nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ, công chức cấp xã (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy cấp xã cũng cần được thực hiện theo hướng chuyên nghiệp hóa. Điều này có nghĩa là cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí, tránh tình trạng một cán bộ phải đảm nhiệm quá nhiều công việc ngoài chuyên môn. Đồng thời, cần có cơ chế thu hút nhân tài về làm việc tại cấp xã, tạo động lực để đội ngũ cán bộ có năng lực gắn bó lâu dài với địa phương.

Khi cấp huyện không còn, nhiều thủ tục, quy trình sẽ được xử lý trực tiếp giữa tỉnh và xã, đòi hỏi hệ thống hành chính điện tử phải được vận hành trơn tru. Việc số hóa dữ liệu, triển khai các nền tảng công nghệ giúp giảm tải áp lực cho cán bộ, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận dịch vụ công...

Xem xét yếu tố đặc thù

Đối với một số thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM, nên xem xét đến yếu tố đặc thù hay vẫn có thể áp dụng như các tỉnh, thành khác, thưa ông?

Đối với một số thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM, việc xem xét yếu tố đặc thù rất quan trọng. Mặc dù chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính hướng đến sự thống nhất trong quản lý Nhà nước, nhưng với những đô thị đặc biệt này, tôi nghĩ rằng cần có những cơ chế linh hoạt thay vì áp dụng máy móc như các tỉnh, thành khác.

Thành phố Hà Nội và TPHCM là hai đô thị có quy mô dân số, kinh tế và tốc độ phát triển vượt trội so với các địa phương khác. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công và giải quyết các vấn đề đô thị cũng phức tạp hơn nhiều. Nếu bỏ cấp huyện mà không có phương án thay thế phù hợp, có thể gây ra tình trạng quá tải cho chính quyền cấp xã, phường, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân.

Bên cạnh đó, việc tổ chức lại bộ máy hành chính tại các thành phố lớn cần phải gắn liền với quy hoạch đô thị và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, với Hà Nội và TPHCM, có thể cân nhắc mô hình chính quyền đô thị theo hướng phân cấp mạnh hơn cho các quận, phường, thay vì áp dụng chung một cách với các tỉnh khác. Việc này không chỉ giúp nâng cao tính tự chủ, năng động của chính quyền đô thị mà còn tạo điều kiện để quản lý theo đặc thù của từng khu vực trong thành phố.

Ngoài ra, tôi nhận thấy, yếu tố công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải tổ bộ máy hành chính. Với hạ tầng công nghệ thông tin phát triển, Hà Nội và TPHCM hoàn toàn có thể áp dụng mô hình quản lý đô thị thông minh, giúp tinh giản bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều hành. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hệ thống dữ liệu, nền tảng số cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.

Có thể bạn quan tâm
Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng

04:00 01/05/2025

Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.

Cầu dây văng đầu tiên ở Bắc Giang thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ

Cầu dây văng đầu tiên ở Bắc Giang thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ

19:45 30/04/2025

Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

Những hình ảnh nổi bật trong lễ diễu binh 50 năm thống nhất đất nước

Những hình ảnh nổi bật trong lễ diễu binh 50 năm thống nhất đất nước

18:00 30/04/2025

Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.

10 cán bộ Công an ở Hà Nội xin giữ chức vụ thấp hơn

10 cán bộ Công an ở Hà Nội xin giữ chức vụ thấp hơn

13:45 30/04/2025

Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.

Gom heo bệnh, heo thối làm giò chả, sao vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng người khác?

Gom heo bệnh, heo thối làm giò chả, sao vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng người khác?

13:45 30/04/2025

Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.

Điện mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Điện mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

12:46 30/04/2025

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Băng cướp tuổi teen gây ra 21 vụ ở Sóc Trăng

Băng cướp tuổi teen gây ra 21 vụ ở Sóc Trăng

12:45 30/04/2025

Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.

Sóc Trăng thông qua phương án giảm từ 108 còn 43 xã, phường

Sóc Trăng thông qua phương án giảm từ 108 còn 43 xã, phường

12:45 30/04/2025

Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).

Mãn nhãn với màn thả bẫy nhiệt của tiêm kích Su30-MK2

Mãn nhãn với màn thả bẫy nhiệt của tiêm kích Su30-MK2

12:45 30/04/2025

Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học