Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp đình bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), khẳng định cả Bỉ và Việt Nam đều có lợi.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam, ngày 1-4, Nhà vua Bỉ Philippe đã có các cuộc gặp với Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Theo Bộ Ngoại giao, tại cuộc tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ trân trọng sự ủng hộ quý báu của nhân dân Bỉ, cũng như những tình cảm tốt đẹp và đóng góp của cá nhân Nhà vua cùng Hoàng hậu Bỉ dành cho Việt Nam và quan hệ hai nước.
Để tương xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp, Tổng Bí thư nhấn mạnh hai nước cần tiếp tục làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực thương mại - đầu tư, nông nghiệp bền vững, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân...
Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thực chất trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là chia sẻ mô hình phát triển doanh nghiệp từ môi trường đại học của Bỉ, góp phần giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đến năm 2030 và 2045.
Nhà vua Philippe cho rằng với điểm tương đồng về vị trí địa lý nằm ở trung tâm châu Âu và Đông Nam Á, hai bên cần thúc đẩy hợp tác trở thành cửa ngõ của nhau tại mỗi khu vực.
Ông cũng bày tỏ ấn tượng với những thành tựu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vượt bậc của Việt Nam trong những năm qua mà ông là người tận mắt chứng kiến.
Nhà vua Bỉ cũng chia sẻ cảm xúc tự hào khi Bỉ đã có một phần đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Ông nhất trí với đề xuất của Tổng Bí thư về việc tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc ở các cấp. Bên cạnh đó là mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như giáo dục - đào tạo, quốc phòng, an ninh, năng lượng tái tạo, đặc biệt tua bin điện gió, hydrogen xanh, y tế, môi trường...
Cũng trong ngày 1-4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe. Theo đó, Thủ tướng và Nhà Vua Bỉ nhất trí cần tiếp tục làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như kinh tế, văn hóa - nghệ thuật, du lịch, hợp tác giữa các địa phương.
Bên cạnh đó, tích cực triển khai hiệu quả hơn nữa các nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp nhằm ứng phó với các thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.
Phía Bỉ đánh giá cao vai trò và vị trí của Việt Nam trong khu vực, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, cảng biển, năng lượng xanh, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Hai bên nhất trí tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và Bỉ.
Để tiếp tục đồng hành và đóng góp hiệu quả cho sự vươn mình của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thực chất trong công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, hạ tầng chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực...
Người đứng đầu Chính phủ đồng thời đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và thúc đẩy EC sớm gỡ "thẻ vàng" IUU với thủy sản Việt Nam.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trân trọng chuyển lời mời Thủ tướng Bỉ Bart De Wever sang thăm Việt Nam để tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
Trước đó, trong sáng 1-4 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đã hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh Bỉ là nước đầu tiên trên thế giới thông qua một nghị quyết về hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Nhân dịp này, ông cũng kêu gọi nghị viện các nước EU thông qua các nghị quyết tương tự, mong muốn hai nước tích cực triển khai các dự án cụ thể tại Việt Nam.
Nhà vua Bỉ Philippe nhất trí hai nước cần tiếp tục làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn, năng lượng xanh, cơ khí chính xác, nông nghiệp bền vững, giáo dục - đào tạo, du lịch, hợp tác địa phương. Ông cũng cho biết Bỉ có kinh nghiệm và sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam tẩy độc các khu vực nhiễm chất độc da cam.
Nhà lãnh đạo Bỉ khẳng định EVIPA có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn hiệp định này.
Ông cũng ghi nhận đề xuất của Chủ tịch Quốc hội về việc thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU với xuất khẩu hải sản của Việt Nam, tính đến các nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai các khuyến nghị của EC và phát triển nghề cá bền vững.
EVIPA được Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào năm 2020. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn còn chờ các nghị viện thành viên EU phê chuẩn mới chính thức có hiệu lực.
Hiện nay, phần lớn các quốc gia EU đã phê chuẩn EVIPA nhưng vẫn còn một số nước chưa thực hiện. Lãnh đạo Việt Nam, trong các cuộc làm việc với các nước này, đều kêu gọi việc sớm phê chuẩn.
EVIPA được xem là chìa khóa để mở cửa dòng vốn đầu tư lớn hơn nữa từ châu Âu vào Việt Nam, thay thế 21 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương hiện hành giữa Việt Nam và các nước thành viên EU.
Hiệp định có 4 chương, 92 điều và 13 phụ lục, trong đó có các chương chứa những cam kết quan trọng với nhà đầu tư như không quốc hữu hóa, đối xử công bằng. Hiệp định cũng bao gồm quy định về giải quyết tranh chấp, cơ chế thực hiện.
Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...
Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...
TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.
Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...
Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.
Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.
Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...
Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.