Bài toán an ninh năng lượng cùng 'cuộc chia tay giằng xé' giữa EU và khí đốt Nga

16:45 09/02/2025

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng dường như "cuộc chia tay" với khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.

'Cuộc chia tay' đầy giằng xé giữa phương Tây và năng lượng Nga
Để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, EU đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp. (Nguồn: Eurasia Review)

Nỗ lực tăng cường an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) thể hiện rất rõ qua nhiều thỏa thuận khí đốt mới trong những năm gần đây, đặc biệt là với Mỹ và các nước Trung Đông.

EU chia rẽ

Khi các nhà lãnh đạo EU chuẩn bị cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào giữa Moscow và Kiev, thì câu hỏi hóc búa về vai trò tương lai của khí đốt Nga giá rẻ trong hệ thống năng lượng của châu Âu lại một lần nữa nảy sinh.

Tháng 12/2024, Ủy viên năng lượng EU mới Dan Jorgensen đã tuyên bố khối sẽ chấm dứt quan hệ năng lượng với Nga vào năm 2027. Tuy nhiên, nhiều quốc gia EU đang thảo luận về việc liệu hoạt động bán khí đốt qua đường ống của Nga sang châu Âu có nên được khởi động lại như một phần của bất kỳ giải pháp hòa bình nào giữa Nga và Ukraine hay không.

Những người ủng hộ cho rằng động thái này có thể giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế của lục địa già, vì giá khí đốt ở châu Âu thường cao gấp 3 đến 4 lần so với ở Mỹ. Tuy nhiên, những ý kiến như vậy không nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các quốc gia vùng Baltic, Ba Lan và Slovenia.

Mặc dù một số quốc gia EU, bao gồm Hungary, Slovakia và Bulgaria, có thể tiếp tục tăng đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng của Moscow. Tuy nhiên, nhiều khả năng phần lớn các nhà lãnh đạo các quốc gia EU hiện tại sẽ phản đối.

Ngay cả khi xung đột ở Ukraine có kết thúc trong năm nay thì một số lệnh trừng phạt của EU đối với Nga có thể sẽ vẫn tiếp tục. Trước xung đột Nga-Ukraine, các lệnh trừng phạt của phương Tây với Moscow đã được áp dụng với nhiều lý do, bao gồm cả việc sáp nhập Crimea năm 2014.

Bối cảnh của cuộc tranh luận gay gắt này là sự thay đổi lớn của 27 thành viên EU để không phụ thuộc vào năng lượng của Nga kể từ năm 2022, mặc dù lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu từ Nga vào châu Âu vẫn ở mức cao.

Trong vòng 1 năm sau xung đột ở Ukraine, mức tiêu thụ năng lượng của EU đã thay đổi nhanh chóng đến mức Nga không còn là nhà cung cấp khí đốt chính của khối - một sự thay đổi đáng chú ý.

Tương ứng, các quốc gia thành viên EU đã tích cực hơn trong việc thực hiện thách thức đa dạng hóa sang các nguồn năng lượng mới. Chiến lược RePowerEU đang được triển khai một phần bằng cách mở rộng việc sử dụng năng lượng sạch và giảm tổng mức tiêu thụ năng lượng. Điều này đã giúp EU vào một số thời điểm đã tạo ra nhiều điện hơn từ các nguồn gió và mặt trời so với khí đốt.

Tuy nhiên, trong khi EU mong muốn mở rộng sản xuất năng lượng sạch, thì khối lượng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của lục địa.

Nỗ lực bảo đảm nguồn cung khí đốt mới

Để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, EU đã nỗ lực hết sức để đảm bảo nhiều thỏa thuận năng lượng mới được ký kết kể từ tháng 2/2022. Công cụ theo dõi các thỏa thuận năng lượng của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) cho thấy các thành viên của khối này chủ yếu tập trung vào việc bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt mới như một nguồn năng lượng chuyển tiếp trong bối cảnh chuyển dịch dài hạn sang năng lượng sạch.

Đáng chú ý, khoảng 45% trong số khoảng 180 thỏa thuận mà EU và các quốc gia thành viên đã ký kết kể từ năm 2022 liên quan đến khí đốt, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Thống kê cho thấy quốc gia EU đạt được nhiều thỏa thuận nhất là Đức với 43 thỏa thuận, cao gấp đôi so với Italy với 21 thỏa thuận và Hungary 20 thỏa thuận. Điều này không bất ngờ, vì Đức là nền kinh tế lớn nhất của khối và là nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga trước xung đột Ukraine. Các quốc gia khác đạt số lượng hai chữ số các thỏa thuận năng lượng mới bao gồm Pháp, Bulgaria và Hy Lạp, mỗi nước có 10 thỏa thuận.

Các đối tác năng lượng hàng đầu của EU bao gồm Mỹ với 35 thỏa thuận và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với 24 thỏa thuận.

Việc Mỹ đứng đầu danh sách này được phản ánh trong thị phần LNG trong EU mà Washington hiện đang cung cấp tăng đáng kể. Điều này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục châu Âu mua nhiều khí đốt của Mỹ hơn nữa để ngăn chặn bất kỳ mức thuế quan mới nào có thể xảy ra dưới thời ông nắm quyền.

Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có ủng hộ việc nhập khẩu khí đốt của Nga trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Moscow và Kiev hay không, vì điều đó sẽ đi ngược lại lợi ích xuất khẩu LNG của Mỹ.

Với việc Mỹ đã tiếp quản vị trí nhà cung cấp LNG hàng đầu cho châu Âu, việc cho phép khí đốt Nga quay trở lại sẽ làm tổn hại đến thị phần của nước này và làm suy yếu ảnh hưởng của nền kinh tế số 1 thế giới.

Một yếu tố khác cần lưu ý trong cuộc tranh luận chính sách quan trọng này là chính sách ngoại giao năng lượng mạnh mẽ của châu Âu trong những năm gần đây đã đi một chặng đường dài hướng tới việc giúp mang lại an ninh năng lượng cho khối.

Tuy nhiên, chính sách này cũng làm phức tạp thêm con đường chuyển đổi năng lượng của EU, vốn là chìa khóa cho tham vọng trở thành khu vực đầu tiên đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của khối. Một phần là do cơ sở hạ tầng khí đốt mới đã được đầu tư sẽ đòi hỏi một tầm nhìn trung hạn đến dài hạn để đảm bảo giá trị đồng tiền.

Rõ ràng, các quốc gia EU sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng sạch nếu muốn hoàn thành mục tiêu phi carbon hóa nền kinh tế của mình một cách bền vững trong những năm quan trọng sắp tới.

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay, những nỗ lực nhằm bảo đảm nguồn cung khí đốt mới của EU rất đáng ghi nhận mặc dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài cũng như trong nội khối, và lộ trình dài hạn về chuyển đổi năng lượng xanh cũng là những yếu tố quan trọng xác định tương lai năng lượng của EU.

Có thể bạn quan tâm
Cách di chuyển qua các nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành từ hôm nay

Cách di chuyển qua các nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành từ hôm nay

14:00 28/04/2025

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).

Long Châu chỉ ra giải pháp siết vòng vây, chặn thuốc giả

Long Châu chỉ ra giải pháp siết vòng vây, chặn thuốc giả

18:45 25/04/2025

Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.

Nhiều công nghệ mới ngành xây dựng, giao thông tại Contech Vietnam 2025

Nhiều công nghệ mới ngành xây dựng, giao thông tại Contech Vietnam 2025

18:00 23/04/2025

Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....

Giá vàng phá kỷ lục từng giờ, nhiều người đứng ngồi không yên

Giá vàng phá kỷ lục từng giờ, nhiều người đứng ngồi không yên

03:45 23/04/2025

Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.

Giá nông sản hôm nay 22/4/2025: Giá cà phê trong nước cao kỷ lục, Giá tiêu lợi thế, Giá heo tăng mạnh ở miền Nam; Thế giới lo thiếu nguồn cung cà phê

Giá nông sản hôm nay 22/4/2025: Giá cà phê trong nước cao kỷ lục, Giá tiêu lợi thế, Giá heo tăng mạnh ở miền Nam; Thế giới lo thiếu nguồn cung cà phê

11:45 22/04/2025

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:

Xu hướng phát triển của bất động sản xanh tại Việt Nam

Xu hướng phát triển của bất động sản xanh tại Việt Nam

08:45 22/04/2025

Việt Nam đang dần có nhiều dự án bất động sản xanh, bởi những sản phẩm này có giá trị cho thuê cao hơn 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường và giúp tiết kiệm 20 - 30% chi phí vận hành hàng năm.

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

08:45 22/04/2025

Trong lúc Mỹ đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới phân tích cho rằng động thái của Mỹ thực chất đang trao lợi thế lớn cho quốc gia châu Á.

Ông Trump sẵn sàng sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang bất chấp hậu quả

Ông Trump sẵn sàng sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang bất chấp hậu quả

17:45 21/04/2025

Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Powell do khác biệt chính sách, song ông Trump khẳng định sẵn sàng phá vỡ tiền lệ, bất chấp hậu quả.

Thành phố Hồ Chí Minh: Cái nôi khởi nghiệp, kinh doanh

Thành phố Hồ Chí Minh: Cái nôi khởi nghiệp, kinh doanh

17:45 21/04/2025

Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học