Ba năm đại trùng tu điện Thái Hòa

06:00 07/02/2025

Để trả lại vẻ đẹp lộng lẫy của cung điện quan trọng nhất trong vương triều Nguyễn, hơn 200 nghệ nhân, thợ lành nghề đã làm việc ròng rã ba năm.

Điện Thái Hóa nằm trong Đại nội Huế, được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Công trình là biểu trưng quyền lực của triều Nguyễn, được dùng trong lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần và các buổi đại triều.

Trước cuộc đại trùng tu, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức nhiều cuộc hội thảo. Các nhà văn hóa đánh giá điện Thái Hòa xuống cấp nghiêm trọng, một số cấu kiện gỗ mục ruỗng, không đảm bảo an toàn. Một phần mái được che chắn tạm bợ sau bão Noul năm 2020 làm mất vẻ uy nghiêm của cung điện. Việc trùng tu là cấp bách, nhưng phải cẩn trọng để bảo tồn các giá trị nguyên bản.

Trước khi hạ giải điện Thái Hòa để trùng tu vào tháng 11/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã quét 3D toàn bộ công trình để lưu giữ các yếu tố gốc, làm cơ sở đối chiếu. Các hạng mục trùng tu chính gồm: Gia cường nền móng, phục hồi nền lát gạch, bậc cấp đá thanh, tường gạch với màu sắc nguyên trạng. Hệ khung gỗ, mái lợp ngói hoàng lưu ly và ngói liệt men vàng cùng các chi tiết trang trí như bờ mái, con giống khảm sành sứ và trang trí pháp lam cũng được tu bổ kỹ lưỡng.

Với kinh nghiệm 20 năm trùng tu di tích Huế như điện Minh Thành, Gia Thành ở lăng vua Gia Long, Triệu Tổ Miếu, Công ty CP Tu bổ di tích Huế được lựa chọn trùng tu điện Thái Hòa. Hàng chục nghệ nhân mộc mỹ nghệ lành nghề từ Bắc Ninh, Hà Nam được tuyển tham gia cùng thợ kép ở Huế. Các nghệ nhân mộc mỹ nghệ giàu kinh nghiệm sẽ phụ trách hạ giải và phục hồi cấu kiện gỗ. Nghệ nhân kép đến từ Huế đảm nhiệm việc đắp rồng trang trí, hoa văn trên ô hộc và sơn son thếp vàng.

Với công trình lớn kiểu "trùng thiềm điệp ốc" (hai bộ mái trên một mặt nền), trang trí pháp lam, lợp ngói hoàng lưu ly như điện Thái Hòa, đội thợ phải hạ giải toàn bộ, đánh giá lại các cấu kiện gỗ. Đầu năm 2022, những viên ngói đầu tiên được dỡ xuống. Hệ thống rồng trang trí trên mái được đưa xuống cẩn trọng, đảm bảo giữ nguyên vẹn để đối chiếu, tái sử dụng khi cần. Nhà kho lưu giữ các cấu kiện gỗ được xây dựng ngay bên cạnh điện để phục vụ trùng tu.

Chia sẻ về những khó khăn trong trùng tu điện Thái Hòa, ông Hồ Hữu Hành, Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế, cho biết trải qua hơn 100 năm tồn tại, nhiều cấu kiện gỗ của điện Thái Hòa khi hạ giải đã mục ruỗng, cần thay thế. Tuy nhiên, nguồn gỗ lim ở Việt Nam, Lào khan hiếm. Đơn vị phải xin phép nhập hơn 1.000 khối gỗ lim Nam Phi. Thợ phải dùng búa đẽo sao cho cột tròn, đúng kích thước với các cột điện bị mục ruỗng.

"Làm công tác trùng tu như nghề bác sĩ, ông có tay nghề cao vào hội chẩn, khám lâm sàng, rồi giao cho thợ tay nghề cao mổ xẻ. Với kết cấu gỗ ở điện Thái Hòa, thợ cả nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao mới lấy được khoảng cách các cấu kiện gỗ chuẩn", ông Hành nói. Khác với công trình mới, ở điện Thái Hòa khoảng cách các chân tán cột không đồng đều nên phải lấy theo mực thước (thước dây), từng gian có mực thước riêng. Nếu thợ không kinh nghiệm thì dễ làm hở cấu kiện gỗ, nghiêng méo công trình, không đồng đều.

Hệ thống sành sứ trên mái điện được hạ giải cẩn trọng, song không thể tái sử dụng cũng gây khó khăn cho việc trùng tu. Nghệ nhân Trương Thế Lực, 54 tuổi, ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, cho hay nghệ thuật ghép rồng, hoa văn trên mái điện của người xưa rất tinh xảo, khác biệt. Mỗi ô hộc trang trí, hình thái con rồng trên điện Thái Hòa có thần thái riêng. Ông và đội thợ phải rất tỉ mỉ đắp sao cho giống bản gốc. Mỗi con rồng mất 20-25 ngày đắp, khảm sành sứ.

Để hoàn thành điện Thái Hòa vừa đảm bảo nguyên bản, đúng tiến độ, hơn 200 nghệ nhân mộc mỹ nghệ, thợ kép phải làm cả ngày lẫn đêm. May mắn là kỹ thuật sơn son thếp vàng đã được các nghệ nhân ở Huế tiếp nhận thay vì thuê thợ từ Hà Nội vào như những công trình trước. Công trình hoàn thành vào cuối tháng 11/2024, đúng ba năm sau ngày hạ giải.

Trước ý kiến nhiều chi tiết điện Thái Hòa bị sai lệch so với trước hạ giải, ông Hành nói điện Thái Hòa kể từ khi xây dựng dưới thời vua Gia Long đến nay đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Sau Tết Mậu Thân năm 1968, điện bị hư hại và được trùng tu không đúng bản gốc ban đầu. Công trình hiện nay dựa trên ảnh thời vua Khải Định (khoảng năm 1923) và ý kiến chuyên gia văn hóa. Phương án trùng tu cũng được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thống nhất chọn trang trí theo thời vua Khải Định.

"Các chi tiết hiện tại sẽ khác với trước khi tháo dỡ, nhưng đúng với bản gốc, trả lại vẻ đẹp huy hoàng nhất của công trình. Điện được trùng tu theo phong cách rực rỡ nhất thời vua Khải Định, đặc biệt ở các chi tiết khảm sành sứ, trang trí pháp lam và sơn son thếp vàng", ông Hành nói. Việc trùng tu tôn trọng nguyên bản, có điều chỉnh các chi tiết dựa trên tính khả thi, kỹ thuật hiện đại và tư liệu lịch sử. Quá trình trùng tu không chỉ là sửa chữa mà còn mang ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc của di sản thế giới.

Ông Phan Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, đánh giá việc trùng tu điện Thái Hòa đúng theo yêu cầu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các nhà văn hóa. Công trình sau đưa vào sử dụng đã thu hút nhiều khách tham quan. Sau điện Thái Hòa, trung tâm sẽ khôi phục các cung điện như Cần Chánh, Đại Cung Môn.

Võ Thạnh

Có thể bạn quan tâm
Kịp thời chi trả chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp bộ máy

Kịp thời chi trả chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp bộ máy

22:45 03/05/2025

Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.

Hàng vạn người xếp hàng chiêm bái xá lợi Phật, nhiều người vượt 1.700km

Hàng vạn người xếp hàng chiêm bái xá lợi Phật, nhiều người vượt 1.700km

13:45 03/05/2025

Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...

Bổ nhiệm, phân công, chỉ định nhân sự ở TPHCM

Bổ nhiệm, phân công, chỉ định nhân sự ở TPHCM

01:45 03/05/2025

Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.

Xét xử kín vụ án loạn luân tại Tịnh thất Bồng Lai vào ngày 21/5

Xét xử kín vụ án loạn luân tại Tịnh thất Bồng Lai vào ngày 21/5

17:45 02/05/2025

Ngày 2/5, nguồn tin của Báo Điện tử VTC News cho biết, TAND tỉnh Long An đã sắp xếp lịch xét xử sơ thẩm vụ án loạn luân mà bị can là Lê Tùng Vân (93 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa). 'Phiên toà sẽ được xử kín vào ngày 21/5 tại TAND huyện Đức Hoà, tỉnh Long An', nguồn tin cho hay. Tháng 4/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố Lê Tùng Vân theo đơn phản ánh có dấu hiệu tội phạm do Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng

04:00 01/05/2025

Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.

Cầu dây văng đầu tiên ở Bắc Giang thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ

Cầu dây văng đầu tiên ở Bắc Giang thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ

19:45 30/04/2025

Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

Những hình ảnh nổi bật trong lễ diễu binh 50 năm thống nhất đất nước

Những hình ảnh nổi bật trong lễ diễu binh 50 năm thống nhất đất nước

18:00 30/04/2025

Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.

10 cán bộ Công an ở Hà Nội xin giữ chức vụ thấp hơn

10 cán bộ Công an ở Hà Nội xin giữ chức vụ thấp hơn

13:45 30/04/2025

Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.

Gom heo bệnh, heo thối làm giò chả, sao vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng người khác?

Gom heo bệnh, heo thối làm giò chả, sao vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng người khác?

13:45 30/04/2025

Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học