Chính quyền quân sự Myanmar đã phản ứng sau khi tòa án Argentina phát lệnh bắt Thống tướng Min Aung Hlaing và một số nhân vật khác.
Theo Hãng tin AFP, ngày 15-2, chính quyền quân sự Myanmar chỉ trích tòa án Argentina vì đã phát lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo của họ với cáo buộc "diệt chủng và tội ác chống lại loài người" đối với người Rohingya.
Người Rohingya là một cộng đồng chủ yếu theo đạo Hồi, cư trú tại Myanmar. Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng nhóm thiểu số này tại Myanmar phải chịu tình trạng phân biệt đối xử.
Tuần này, một tòa án tại Argentina, quốc gia nằm ở Nam Mỹ, đã phát lệnh bắt giữ các quan chức Myanmar, gồm cả người đứng đầu chính quyền quân sự Min Aung Hlaing, cựu tổng thống Htin Kyaw và cả cựu cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi. Thống tướng Min Aung Hlaing là người cũng đang bị Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) điều tra.
Lệnh bắt giữ được đưa ra sau đơn khiếu nại do một nhóm ủng hộ người Rohingya trình lên tại Argentina.
Khiếu nại pháp lý được trình lên theo nguyên tắc quyền tài phán phổ quát, theo đó các quốc gia có thể truy tố cá nhân phạm các tội nhất định bất kể chúng xảy ra ở đâu, nếu được coi là đủ nghiêm trọng, giống như tội diệt chủng hoặc tội ác chiến tranh.
Đáp lại, người phát ngôn chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun nói: "Argentina có biết Myanmar không, chứ Chính phủ Myanmar thì biết Argentina!".
"Chúng tôi muốn đề xuất Argentina bổ nhiệm các vị trí thẩm phán cần thiết và còn trống của họ trước tiên cho hệ thống tư pháp trong nước nếu họ muốn chỉ trích Myanmar theo luật pháp", ông Zaw Min Tun nói với các nhà báo ngày 15-2.
Bình luận của ông Zaw Min Tun dường như ám chỉ đến thông tin xuất hiện hồi tháng 12, cho rằng Argentina cần bổ nhiệm 150 thẩm phán ở mọi cấp.
Theo AFP, Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ chính biến năm 2021.
Nhiều người Rohingya buộc phải chạy trốn khỏi bạo lực, tìm đến các trại tị nạn ở Bangladesh hoặc mạo hiểm mạng sống trong những chuyến hành trình trên biển đầy nguy hiểm để cố gắng đến Malaysia hoặc đến Indonesia thông qua Thái Lan.
Vụ tai nạn giữa xe đầu kéo và ôtô khách trên Quốc lộ 2, thuộc xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã khiến chị Trương Thị Ngân, sinh năm 1985 ở Tuyên Quang tử vong và 9 người khác bị thương.
Quảng Bình - Sau tai nạn, anh L bị một người đến tác động và ngã xuống đường. Sau khi được người dân đưa đến bệnh viện, anh L đã...
Bị hai người chưa rõ danh tính rượt đuổi, nam thanh niên 19 tuổi ở Cà Mau đã nhảy xuống sông thoát thân dù không biết bơi. Kết quả, nam thanh niên đã tử vong.
Bình Dương - Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra làm rõ vụ tai nạn xe máy và xe ô tô khiến tài xế xe ôm công nghệ tử vong tại hiện trường.
Ông Nguyễn Ngọc Phương, Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc thông qua ngân hàng chuyển trái phép hơn 4.719 tỷ đồng ra nước ngoài và chuyển trái phép tiền tệ từ nước ngoài vào Việt Nam hơn 4.773 tỷ đồng.
Tổ công tác CSGT Hà Nội phát hiện hàng loạt trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn tại tuyến đường Lý Nam Đế (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là tuyến đường nhỏ có nhiều ngõ thông nên được nhiều 'dân nhậu' lựa chọn làm đường 'rút lui' khi rời các quán bia, quán ăn đêm khu vực phố cổ...
Liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc đông dược, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong đông y.
Ngày 16/4, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 2 (Cục CSGT, Bộ Công an) lập biên bản xử lý nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Người vi phạm là N.T.H. (SN 1996, trú tại Quế Võ, Bắc Ninh). Tại trụ sở công an, nữ tài xế thừa nhận khoảng 13h ngày 15/4 lái ô tô BKS 99A-718.xx đi ngược chiều đoạn Km5 của đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Chiếc xe đi ngược chiều ở làn sát dải phân cách giữa, là nơi có tốc độ tối đa cho phép tới...
Bạn đọc có email khoemanhxxx@gmail.com hỏi: Các hành vi vi phạm quy định về thu hồi đất , bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định thế nào?