Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) thông báo, trung tâm Bengaluru đã lắp ráp module tàu chở người Gaganyaan và trang bị công nghệ then chốt.
Theo ISRO, module tàu Gaganyaan trang bị hệ thống đẩy bằng chất lỏng, giúp tạo lực đẩy cần thiết để điều khiển hướng và đường bay. Hệ thống này đảm bảo khoang tàu có thể điều hướng an toàn trong quá trình hạ cánh sau khi hồi quyển, cho đến khi một chiếc dù được triển khai để hạ cánh an toàn, Space hôm 27/1 đưa tin.
Khoang tàu đang được vận chuyển đến Trung tâm Vũ trụ Vikram Sarabhai ở Kerala để trang bị những thiết bị điện tử dùng cho liên lạc, điều hướng và quản lý năng lượng, giúp kiểm soát tàu vũ trụ trong các hoạt động bay. Sau đó, nó sẽ được đưa đến sân bay vũ trụ của ISRO ở Sriharikota, Andhra Pradesh, để lắp ghép với module quỹ đạo.
Trước khi đưa một hoặc hai người lên quỹ đạo Trái Đất thấp, dự kiến sớm nhất vào năm 2026, Ấn Độ sẽ kiểm tra công nghệ của mình qua ít nhất 4 cuộc thử nghiệm không có phi hành đoàn. Cuộc thử nghiệm đầu tiên, G1, sẽ kiểm tra module phi hành đoàn và module thiết bị, kiểm tra quá trình hồi quyển, triển khai dù và hạ cánh an toàn xuống Vịnh Bengal. G1 cũng sẽ mang theo robot hình người Vyomitra (nghĩa là "người bạn vũ trụ") được thiết kế để kiểm chứng công nghệ.
ISRO chưa công bố ngày cho chuyến bay thử nghiệm này, nhưng vụ phóng có thể diễn ra đầu năm nay, sớm nhất là tháng 2. Ấn Độ đặt mục tiêu thực hiện 10 vụ phóng vào quỹ đạo trong năm nay, nhưng có vẻ không bao gồm các chuyến bay thử nghiệm G2 và G3. Shubhanshu Shukla, một trong 4 phi hành gia sẽ tham gia nhiệm vụ Gaganyaan có phi hành đoàn, đang trải qua quá trình đào tạo của công ty Axiom Space ở Houston, Mỹ, cho một nhiệm vụ kéo dài hai tuần tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 4 tới.
ISRO gần đây đạt một số tiến bộ về động cơ cho tên lửa sẽ phóng Gaganyaan. Cơ quan này đã thực hiện nhiều thử nghiệm quan trọng như xác minh hệ thống thoát hiểm khẩn cấp và các quy trình thu hồi tàu vũ trụ.
Hiện nay, chỉ Mỹ, Nga và Trung Quốc có khả năng tự phóng người lên không gian. Tuy nhiên, chương trình không gian của Ấn Độ cũng gặt hái thành công trong năm qua. Những thành tựu này bao gồm đổ bộ Mặt Trăng với nhiệm vụ Chandrayaan-3 và phóng tàu thăm dò Mặt Trời Aditya-1 tới điểm Lagrange 1. Ấn Độ cũng lên kế hoạch xây một trạm vũ trụ trên quỹ đạo năm 2035 và đưa phi hành gia tới Mặt Trăng năm 2040.
Thu Thảo (Theo Space)
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.