Thời xưa, triều đình làm lịch và cấp phát lịch mới hàng năm, cho các địa phương. Lễ cấp phát lịch hay còn gọi là lễ Ban sóc, được triều Nguyễn tổ chức vào mùng 1 tháng Chạp hàng năm.
Lễ Ban sóc ban đầu được tổ chức tại điện Thái Hòa, từ thời vua Thiệu Trị trở đi, lễ này được tiến hành tại lầu Ngọ Môn.
Vua, quan văn võ, mặc lễ phục tề tựu đông đủ ở cửa Ngọ Môn, một vị quan cao cấp của bộ Hộ tuyên phát lễ ban phát Bửu lịch - loại lịch dùng cho các quan và lịch Khâm Thiên Giám - dành cho trăm họ. Mọi người hướng về phía nhà vua đang ngồi trên ngai vàng và lạy 5 tạ ơn. Sau khi lạy tạ xong, các viên chức của bộ Hộ bắt đầu phân phát lịch. Đây là lễ phát cho các quan và tượng trưng cho dân.
Việc biên soạn và ban hành lịch được coi là hoạt động văn hóa thể hiện chính sách trọng dân của triều Nguyễn, giúp người dân biết sống thuận theo sự vận hành của trời đất, sản xuất phù hợp điều kiện tự nhiên. Lịch của triều đình cũng nhận được sự trông mong của toàn dân, là biểu tượng của một năm mới và là niềm vui mà triều đình mang đến cho muôn dân mỗi dịp Tết đến xuân về.
Lễ Phong ấn
Một nghi lễ biểu thị việc tạm ngưng công việc triều chính để chuẩn bị đón Tết là lễ Phong ấn. Theo thông tin từ Trung tâm lưu trữ quốc gia I, ngay từ thế kỷ XVII, thương lái nước ngoài Samuel Baron đã mô tả: “Ngày 25 tháng Chạp, ấn triện được lật ngược lên và cất vào trong hộp đúng một tháng. Trong quãng thời gian đó, công đường đóng cửa, không hoạt động xét xử gì diễn ra…”.
Dưới triều Nguyễn, lễ Phong ấn cũng thường được cử hành vào ngày 25 tháng Chạp. Trước khi cho vào hòm niêm phong, các kim sách, kim bảo (sách vàng, ấn vàng) được lau chùi cẩn thận, nên lễ này còn được gọi là lễ Phất thức.
Bản Tấu ngày 21/12 năm Tự Đức thứ 16 (1863) cung cấp thông tin cụ thể về việc thực hiện lễ phất thức: "Ngày hôm nay chúng thần đều đầy đủ quan phục, đến điện Cần Chánh lúc thái giám đem các hòm bửu tỉ, kim sách, ngọc bài, kim bài đến. Chúng thần lau chùi xong đem danh sách kiểm tra đều thấy phù hợp. Phụng lãnh hoàng phong niêm phong cẩn mật. Bản Tấu đã được hoàng đế Tự Đức phê duyệt".
Theo sách Lễ Tết, ăn chơi trong cung Nguyễn, vua có đến 46 chiếc ấn tín, tất cả đều được bảo quản tại điện Càn Thành. Trong số ấn tín nhà Nguyễn, nổi tiếng nhất là chiếc ấn Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bửu, được đúc thời vua Thiệu Trị (1847), làm bằng vàng, nặng tới hơn 4,7 kg.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, toàn bộ ấn tín, bảo vật biểu trưng cho sức mạnh của triều Nguyễn đã được bàn giao lại cho chính phủ cách mạng.
Tất niên
Những ngày cuối cùng của năm, các hoàng tử, hoàng thân chia nhau đến các đền, miếu đứng chờ, làm lễ tiễn biệt năm cũ. Việc tế tự làm vào sáng sớm để bày tỏ được lòng thành kính.
Về việc tiến bài trong ngày tất niên, bản Tấu của Nội các vào năm Thành Thái thứ 9 (1897) có đề cập: "Vâng xét lệ trước, hàng năm, ngày Trừ tịch và ba ngày Tết Nguyên đán, tổng cộng là 4 ngày, trừ việc quan trọng cấp bách cần tiến trình ngay, còn lại việc tầm thường của các bộ nha xin dừng việc tiến bài".
Bên cạnh đó, còn có một số văn bản thông tin cụ thể, chi tiết về nghi thức thực hiện lễ Tuế trừ (buổi sáng), lễ Trừ tịch (buổi tối) như quy định lễ phục, quy định bắn pháo, quy định mở cửa thành cũng như các vị tôn tước được lựa chọn khâm mệnh hành lễ... Tất cả lễ nghi đều thể hiện mong muốn bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón điều tốt đẹp của năm mới đến.
Dựng cây nêu
Khi cây nêu được dựng lên ở Điện Thái Hòa trong lễ Thượng tiêu là báo hiệu năm mới cận kề. Các văn bản trong Châu bản triều Nguyễn cho thấy việc dựng nêu thường được tiến hành vào ngày cuối năm.
Châu bản triều Nguyễn cũng ghi rõ, việc thượng tiêu (dựng nêu) và hạ tiêu (hạ nêu) do Khâm thiên giám chiếu theo lệ, chọn ngày giờ tốt rồi làm phiến tâu, xong sao lục cho bộ Lễ để sao cho các nơi tuân theo thực hiện. Nội dung này được đề cập trong bản Tư trình của Bộ Lễ năm Đồng Khánh thứ 7. Như vậy, theo lệ trước, việc dựng nêu được thống nhất theo giờ tốt mà Khâm thiên giám đã chọn.
Có thể thấy, việc chuẩn bị đón Tết trong hoàng cung diễn ra với nhiều nghi lễ thiêng liêng, đặc biệt mang ý nghĩa xua tan điều xấu của năm cũ để đón điều tốt đẹp của năm mới.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.