3.000 người chết chỉ trong 2 tuần vì tranh giành khoáng sản làm smartphone

16:45 12/02/2025

Hơn 3.000 người thiệt mạng chỉ trong hai tuần tại CHDC Congo khi các nhóm vũ trang lao vào cuộc chiến giành quyền kiểm soát các mỏ khoáng sản làm ra smartphone.

Các thành viên của Hội Chữ thập Đỏ Congo và Lực lượng bảo vệ dân sự chôn cất nạn nhân trong cuộc đụng độ gần đây của các phiến quân vào ngày 3-2 - Ảnh: AFP

Chỉ trong vòng hai tuần, hơn 3.000 người đã thiệt mạng tại miền đông Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo - quốc gia Trung Phi với hơn 100 triệu dân sinh sống - khi các nhóm phiến quân lao vào cuộc chiến khốc liệt nhằm giành quyền kiểm soát các mỏ coltan, loại khoáng sản thiết yếu để sản xuất smartphone (điện thoại thông minh) và thiết bị điện tử.

Đây là một trong những đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều năm ở CHDC Congo, tiếp tục đẩy khu vực này vào vòng xoáy xung đột kéo dài, Đài CNN ngày 12-2 đưa tin

Khi khoáng sản là nguồn cơn xung đột

Cuộc xung đột mới nhất diễn ra sau khi liên minh phiến quân Alliance Fleuve Congo (AFC), trong đó nhóm M23 đóng vai trò chủ chốt, chiếm được thị trấn Nyabibwe - một trung tâm khai thác coltan quan trọng ở miền đông đất nước.

Trước đó, vào năm 2023, nhóm phiến quân này cũng đã chiếm được Rubaya - nơi chứa trữ lượng coltan lớn bậc nhất thế giới.

CHDC Congo sở hữu trữ lượng khoáng sản khổng lồ, bao gồm cobalt, coltan và vàng - những nguyên liệu thiết yếu để sản xuất pin và linh kiện điện tử. Thế nhưng, thay vì mang lại sự thịnh vượng, nguồn tài nguyên này lại trở thành nguyên nhân của những cuộc chiến triền miên.

Theo Ngân hàng Thế giới, hầu hết người dân ở quốc gia này không được hưởng lợi từ sự giàu có trên khi CHDC Congo thuộc nhóm năm quốc gia nghèo nhất thế giới.

Nhóm phiến quân M23 chính thức chiếm giữ thành phố Goma vào tháng 1 năm nay, làm gia tăng lo ngại về tình hình an ninh và nhân đạo trong khu vực - Ảnh: REUTERS

Các nhóm phiến quân và cả chính phủ đều tìm cách khai thác và kiểm soát nguồn lợi từ khoáng sản, trong khi người dân địa phương phải sống trong cảnh bạo lực, nghèo đói. Các mỏ coltan ở quốc gia Trung Phi này cũng trở thành mục tiêu tranh giành khốc liệt giữa các nhóm vũ trang.

Sự kiểm soát các mỏ này không chỉ giúp phiến quân duy trì tài chính mà còn tạo ra đòn bẩy quyền lực khi các nhóm vũ trang tận dụng nguồn thu từ khai thác khoáng sản để mua vũ khí, mở rộng ảnh hưởng và duy trì sự hiện diện trong khu vực.

  • Khoáng sản trên địa cầu là có hạn, lòng tham con người thì vô hạn

"Không phải ngẫu nhiên mà các khu vực bị phiến quân kiểm soát đều là những khu vực khai thác mỏ. Để tiến hành chiến tranh cần có tiền. Vì vậy, việc tiếp cận các mỏ khai thác giúp tài trợ cho cuộc chiến", ông Jean Pierre Okenda, một nhà phân tích chuyên về quản trị ngành khai khoáng, chia sẻ với CNN.

Theo Liên hợp quốc, chỉ riêng một mỏ coltan lớn do M23 kiểm soát đã có thể mang về cho phiến quân này 300.000 USD mỗi tháng - nguồn tài chính giúp lực lượng này tiếp tục mở rộng địa bàn và mua sắm vũ khí.

Hệ thống khai thác khoáng sản đầy hỗn loạn này đã khiến tình hình nhân đạo tại CHDC Congo trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Giải pháp nào cho khoáng sản "sạch"?

Nhiều chuyên gia cho rằng nhu cầu toàn cầu đối với coltan và cobalt đang góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng xung đột ở CHDC Congo.

Dù các tập đoàn công nghệ như Apple, Microsoft đã tuyên bố cam kết sẽ chỉ tìm nguồn cung ứng khoáng sản có trách nhiệm, nhưng nhiều báo cáo vẫn cho thấy coltan khai thác từ những vùng xung đột ở CHDC Congo bị buôn lậu sang các nước lân cận như Rwanda, Uganda, trước khi được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Công nhân làm việc tại một hầm khai thác lộ thiên của mỏ coltan ở miền đông CHDC Congo - Ảnh: REUTERS

Trước thực trạng này, vào tháng 12 năm ngoái, chính phủ nước này đã kiện các công ty con của Apple tại Pháp và Bỉ, cáo buộc công ty này sử dụng khoáng sản có nguồn gốc từ các cuộc xung đột.

Apple đã phủ nhận cáo buộc và tuyên bố không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy chuỗi cung ứng của họ liên quan đến các nhóm phiến quân.

Trong khi cộng đồng quốc tế tìm cách gây áp lực để chấm dứt bạo lực, các chuyên gia nhận định rằng giải pháp dài hạn vẫn phải đến từ chính nội bộ CHDC Congo. Cải cách quản trị, đầu tư vào quân đội và đảm bảo phân bổ tài nguyên công bằng là những điều kiện tiên quyết để mang lại hòa bình cho đất nước.

Nếu không, vòng xoáy xung đột xoay quanh tài nguyên khoáng sản sẽ còn tiếp diễn, và những chiếc điện thoại thông minh trên tay người tiêu dùng toàn cầu sẽ tiếp tục gắn liền với máu và nước mắt của người dân quốc gia Trung Phi này.

Có thể bạn quan tâm
Cống 500 tỉ giải quyết bài toán mặn cho Sóc Trăng

Cống 500 tỉ giải quyết bài toán mặn cho Sóc Trăng

12:45 30/04/2025

Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...

Hai cháu bé chết bất thường tại nhà ông bà ngoại

Hai cháu bé chết bất thường tại nhà ông bà ngoại

12:45 30/04/2025

Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...

Gián đoạn chương trình 3D mapping ở TPHCM do mưa to

Gián đoạn chương trình 3D mapping ở TPHCM do mưa to

12:45 30/04/2025

TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.

Xe khách tông liên hoàn rồi lao vào nhà dân, 1 người chết, nhiều người bị thương

Xe khách tông liên hoàn rồi lao vào nhà dân, 1 người chết, nhiều người bị thương

12:45 30/04/2025

Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...

4 sĩ quan cấp tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

4 sĩ quan cấp tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

23:46 29/04/2025

Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.

Báo động ô nhiễm bụi mịn: Việt Nam “bắt tay” hành động tìm lại bầu trời xanh

Báo động ô nhiễm bụi mịn: Việt Nam “bắt tay” hành động tìm lại bầu trời xanh

23:45 29/04/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.

Giao khoán rừng, đất lâm nghiệp: Cần quyết sách “sát” với chính quyền hai cấp

Giao khoán rừng, đất lâm nghiệp: Cần quyết sách “sát” với chính quyền hai cấp

09:45 29/04/2025

Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội dự Lễ khánh thành, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Chủ tịch Quốc hội dự Lễ khánh thành, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

17:45 28/04/2025

Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...

Phó Chủ tịch Quốc hội Lào thăm và làm việc tại Điện Biên

Phó Chủ tịch Quốc hội Lào thăm và làm việc tại Điện Biên

13:00 28/04/2025

Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học