Nhiều bạn đọc tranh luận xung quanh việc: 'Không nhường đường cho xe cấp cứu vì sợ mất 20 triệu".
Như đã thông tin, Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 1-1-2025 có mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông tăng gấp nhiều lần so với trước đó.
Trong đó, người vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu có thể bị phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với xe máy và 18-20 triệu đồng đối với ô tô.
Trước mức xử phạt này, một số người cho rằng: "Thà bị phạt 6 triệu đồng vì không nhường đường còn hơn mất 20 triệu đồng"; hoặc "không nhường đường cho xe cấp cứu, vì biết đâu được sẽ bị phạt, bị chụp lại, 20 triệu đồng là bằng chi phí 2 tháng của 1 gia đình", hay "nếu để xe cấp cứu đi qua thì con tháng này không có sữa"...
Quan điểm trên đã dấy lên tranh cãi sôi nổi trên mạng xã hội.
Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài viết "Nhường đường cho xe ưu tiên, có gì phải tranh cãi?", hàng trăm bạn đọc đã tranh luận vấn đề này.
Nhường đường cho xe ưu tiên có khó? Thực tế ở Việt Nam không hề đơn giản. Đường đông, xe kẹt cứng, mình muốn nhường nhưng không khéo lại thành lấn làn, vượt đèn, vi phạm luật lúc nào không hay.
Nhiều khi vừa tránh cho xe ưu tiên lại bị phạt vì đi sai quy định, không tránh thì sợ bị nói thiếu ý thức. Luật phạt nặng thì cũng cần, nhưng hạ tầng chưa hoàn thiện và giao thông hỗn loạn thế này, nhường đúng cách đâu phải chuyện dễ!
Bạn đọc Tuấn Anh
Tình trạng giao thông quá tải, trước đây tôi thường chạy xe leo lên lề, hoặc vượt vạch dừng đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương. Tuy nhiên vấn đề hiện nay không phải là vấn đề nhường hay không nhường mà chính là làn đường quá nhỏ so với số lượng lớn xe cộ lưu thông.
Xe đậu kẹt cứng thì làm thế nào để di chuyển hoặc nép vào lề phải? Chưa kể đến các xe ô tô thường giành làn đường phía trong với xe máy.
Bạn đọc Minh Khoa
Nói thì dễ lắm nhưng thực tế là rất khó. Kẹt ngã ba ngã tư cả trăm mét, nhích còn không nổi chứ ở đó mà đánh xe vô để nhường đường. Leo xe lên lề là bị phạt ngay.
Theo tôi, chỉ có CSGT điều tiết mới giải quyết được, còn không thì mỗi người tham gia giao thông nên chuẩn bị bằng chứng để chứng minh là nhường đường cho xe ưu tiên khi bị phạt nguội vì phạm lỗi...
Bạn đọc V Ngo
Tranh cãi nhau về nhường đường xe ưu tiên với răn đe phạt gấp nhiều lần nữa cũng chẳng hết tắc đường và cũng chẳng giải quyết vấn đề. Theo tôi, cốt lõi vẫn là hạ tầng giao thông.
Hiện nay, cái người dân mong muốn là góp ý những bất cập như: đường đã hẹp lại còn thiếu bãi đỗ xe, xe để đầy lòng đường, nhiều vị trí biển báo chỉ dẫn vạch kẻ đường chưa đầy đủ, tín hiệu đèn chưa tốt, thời gian đèn chưa hợp lý... Nên quan trọng nhất vẫn là cải tạo hạ tầng giao thông.
Chúng ta cần khẩn trương triển khai đồng thời 4-6 tuyến đường sắt đô thị, xây thêm bãi đỗ xe và cấm đậu xe ở lòng đường, đặc biệt là những vị trí có xảy ra tắc đường trong giờ cao điểm. Đồng thời bổ sung và hoàn thiện hệ thống chỉ dẫn giao thông... lúc đó mọi thứ sẽ khác!
Bạn đọc Loan
Vấn đề ở đây một số tình huống chưa có hướng dẫn rõ ràng khiến người đi đường lúng túng.
Vì vậy nên quy định rõ là "trong trường hợp không có CSGT điều tiết thì các phương tiện đang lưu thông đều được phép di chuyển theo cách tốt nhất và an toàn nhất để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc di chuyển nhanh nhất của các phương tiện ưu tiên. Trường hợp có CSGT làm nhiệm vụ thì tuân theo hiệu lệnh điều khiển của CSGT".
Theo tôi, nếu cơ quan chức năng thông báo chính thức như vậy thì sẽ không có tranh cãi.
Bạn đọc Khai Phong
Nếu đang dừng đèn đỏ, các làn đường đều kín đặc xe, xe ưu tiên ở ngay sau xe của ta thì ta được phép vượt qua vạch dừng của ngã tư, đi lên và tạt vào bên phải để nhường đường.
Với trường hợp cá nhân bị chụp ảnh mà chỉ có bạn vượt đèn đỏ nhưng không có xe ưu tiên đằng sau trong bức hình, từ hình ảnh thu lượm qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và hình ảnh do cá nhân cung cấp sẽ được lực lượng chức năng xem xét rất kỹ.
Lực lượng chức năng sẽ xem xét, xác định vị trí. Khi mời chủ xe lên xử lý hợp tác cũng cần nghe giải trình của người đó. Tiếp đó cũng cần xác minh giải trình đó để xem có hay không có hành vi đó.
Người dân có thể an tâm là người có thẩm quyền ra quyết định phải có trách nhiệm, nên không thể tùy tiện xử phạt. Nếu anh ra quyết định xử phạt sai thì phải bác quyết định đó, thậm chí cần bồi hoàn.
(Trích ý kiến Đại tá Nguyễn Quang Nhật - trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông - Cục CSGT (Bộ Công an) trong buổi giao lưu trực tuyến "Những điều cần biết về tăng mạnh mức xử phạt vi phạm giao thông theo nghị định 168", do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào ngày ngày 7-1-2025).
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)