Ngày 14-2, một số trang mạng xã hội đăng tải câu chuyện về người phụ nữ có con trai bị sốt cao, co giật cần đi cấp cứu trong khung giờ tan tầm.
Ngày 14-2, một số trang mạng xã hội đăng tải câu chuyện về người phụ nữ có con trai bị sốt cao, co giật cần đi cấp cứu trong khung giờ tan tầm.
Thời điểm này đường sá ùn tắc, chị phải nhờ người chở ra khu vực cảnh sát giao thông nhờ giúp đỡ.
Cháu bé sau đó được đến bệnh viện nhanh chóng nhờ mô tô đặc chủng của cảnh sát, sức khỏe được đảm bảo hồi phục tích cực. Sự việc xảy ra vào chiều tối 13-2 ở Hà Nội.
Gần một ngày sau sự việc, chị P.P.T. (35 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) đang chăm sóc cậu con trai 3 tuổi trong bệnh viện.
Nhớ lại thời điểm xảy ra sự việc, chị T. cho hay khi vừa tan làm thì nhận được tin con bị sốt cao kèm co giật. Người phụ nữ vội vàng cùng người thân đưa con đi cấp cứu. Đúng giờ tan tầm, đường phố ùn tắc khiến người mẹ "lòng như lửa đốt".
Khi đến nút giao Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám, con đường kẹt cứng do vào giờ tan tầm. Cháu bé liên tục co giật. Chị T. đành xuống xe, chạy bộ sang đường, nhờ một người đàn ông giúp chở vào phòng khám trên đường Trần Duy Hưng. Tuy nhiên, phòng khám này chỉ khám bệnh, không có chức năng lưu trú chữa trị.
"Lúc đó, tôi rối bời và bật khóc vì không biết làm thế nào", chị kể.
Những người xung quanh trấn tĩnh chị T., rồi chỉ tới một bệnh viện cách đó chừng 4km.
"Tôi chỉ còn cách nhờ một người lái xe máy chở ra chốt cảnh sát giao thông tại nút giao Nguyễn Chánh - Trần Duy Hưng cầu cứu, với mong muốn đưa con tới bệnh viện nhanh nhất", chị tiếp lời.
Lúc này, một cán bộ đang làm nhiệm vụ của Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 đã sử dụng mô tô đặc chủng để chở 2 mẹ đến bệnh viện. Quãng đường không quá xa nhưng theo miêu tả của chị T. là "bốn bên tứ phía chật ních xe cộ, không một kẽ hở".
"Còi cứ hú, tôi cũng hô lớn nhờ mọi người cho đi qua và mẹ con tôi sau đó tới bệnh viện kịp thời", theo chị T.
Đại úy Nguyễn Tiến Cảnh, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội), là người trực tiếp chở hai mẹ con chị T. đi cấp cứu.
Anh Cảnh nhớ lại khi ngồi sau xe, chị T. vẫn khóc và kêu đau do bị con cắn vào ngón tay trong cơn co giật. Điều này càng thôi thúc cán bộ cảnh sát tăng tốc đến bệnh viện. Đến sảnh cấp cứu, chị T. bế con chạy vào gặp bác sĩ.
Đại úy Cảnh thở phào nhẹ nhõm vì đã kịp thời đưa cháu bé đi cấp cứu. "Tôi cũng không kịp hỏi chị ấy tên là gì, ở đâu. Sau khi đưa hai mẹ con đến viện, tôi lại quay về chốt để phân luồng giao thông", anh Cảnh kể.
Sau khi con trai ổn định sức khỏe, sáng 14-2, chị T. đã đăng tải câu chuyện lên mạng xã hội để tìm lại chiến sĩ cảnh sát và người đàn ông đã giúp đỡ mình. Bài viết nhận được hàng ngàn bình luận và chia sẻ.
Đại úy Nguyễn Tiến Cảnh cùng đồng đội của anh là thiếu tá Nguyễn Văn Dũng bất ngờ khi đọc được bài viết này.
Trưa 14-2, hai anh đã đến bệnh viện thăm cháu bé. Cuộc gặp gỡ khiến chị T. thêm một lần rơi nước mắt, nhưng tâm trạng người mẹ lúc này là sự xúc động và nhẹ nhõm khi cậu con trai đang bình phục tích cực.
Với tinh thần 'không ai bị bỏ lại phía sau', Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân trên toàn quốc.
Số ca an tử tại Bỉ tăng báo động trong năm 2024 với gần 4.000 ca, trung bình 11 ca mỗi ngày, phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của người Bỉ về 'cái chết êm ái'.
Sau một học sinh lớp 2 tại Quảng Nam chết vì sốt kéo dài nhưng không được tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, sáng 9-3 có thêm một trường hợp tử vong.
Đừng để người tiêu dùng mãi 'xé túi mù' với niềm tin vào sản phẩm mà họ đã xem người nổi tiếng quảng cáo quá lố.
Một trạm hiến máu ở Đài Đông (Đài Loan) tặng gà nướng cho người đến hiến máu để tháo gỡ tình trạng cạn kiệt.
Nam thanh niên 20 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không thể đi lại. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc bột không rõ nguồn gốc, thành phần để trị nhiệt miệng.
Ngày 3-3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông 'Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên', nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của vắc xin rota trong việc phòng ngừa tiêu chảy do vi rút.
Kể từ ngày 1-3, hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM sẽ sáp nhập vào Sở Y tế thành Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bảo trợ xã hội.
Bạn đọc cho rằng nghề lương thiện nào trong xã hội cũng cao quý như nhau, không nên áp đặt người khác gọi mình là bác sĩ, miễn là tôn trọng lẫn nhau.