Quảng Trị - Lập lán và ăn ở giữa rừng Vĩnh Ô, vàng tặc được một số người dân bản địa được cho là "chủ mỏ" cung cấp lương thực và các loại nhiên liệu để khai thác vàng trái phép.
Bắt tay với “chủ mỏ” là một số người dân địa phương
Ở các địa điểm khai thác vàng trái phép tại khu vực Khe Dẻ (xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) mà Báo Lao Động đã đề cập ở bài viết trước, hầu hết người khai thác vàng đến từ các tỉnh phía Bắc. Chỉ riêng khu vực hẻm núi có hơn 20 lán trại phục vụ việc khai thác vàng, có khá đông người tụ tập, sinh hoạt, ăn ở tại chỗ. Các trưởng lán đặt ra nguyên tắc không ai được tự ý rời lán để đi ra ngoài.
Lương thực, thực phẩm, xăng dầu, nhu yếu phẩm… đều được vận chuyển theo con đường mòn xuyên rừng - vốn được hình thành từ những chuyến đi thường xuyên suốt nhiều tháng qua. Dấu vết in hằn trên đất cho thấy hoạt động khai thác vàng trái phép ở đây không phải mới diễn ra.
Theo ghi nhận, nhóm người ngoại tỉnh muốn vào rừng khai thác vàng phải “bắt tay” với một số người địa phương vốn được xem như “chủ mỏ”. Trong các cuộc trò chuyện trực tiếp với người khai thác vàng ở Khe Dẻ, những người quản lý tên “Cu Nậy”, “anh Tiến”, “anh Ánh”… được nhắc đến.
Khe Dẻ từng là điểm nóng khai thác vàng trái phép vào nhiều năm trước. Khi ấy, rừng bị đào xới, hóa chất bị sử dụng bừa bãi, nhiều khe suối và hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Địa phương đã từng tổ chức truy quét, phá hủy các hầm vàng. Tuy nhiên, trong năm 2024, đặc biệt là đầu năm 2025, khi giá vàng tăng mạnh và xuất hiện thông tin có người “trúng đậm vàng”, thì vàng tặc đã trở lại.
Hiện, trong khu vực rừng mà nhóm người làm lán trại, đất đá bị cày xới nham nhở. Các cây gỗ lớn được giữ lại để tránh lộ diện từ trên cao, những cây nhỏ bị triệt hạ để làm lán trại, củng cố hầm vàng. Việc đào xới, khoan hầm đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái rừng Vĩnh Ô - một trong những khu vực có vai trò phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn của tỉnh Quảng Trị.
Vàng tặc có thể hoạt động dai dẳng và tinh vi nhờ có sự tiếp tay từ chính một số người dân bản địa. Trong những ngày bám rừng Khe Dẻ, chúng tôi chứng kiến cảnh một số người dân tại đây vận chuyển các loại hàng hóa cần thiết cho nhóm người ở các lán trại.
Phát hiện là đẩy đuổi, nhưng vẫn tồn tại
Theo UBND xã Vĩnh Ô, trong năm 2024 địa phương đã chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp với lực lượng chức năng liên quan tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét vàng tặc. Qua đó, đã đẩy đuổi và tháo dỡ, phá hủy nhiều lán trại dựng trái phép trong rừng.
Tuy nhiên, gần đây tình trạng khai thác vàng trái phép lại xuất hiện, nên ngày 4.3.2025, UBND xã Vĩnh Ô đã chỉ đạo các lực lượng tổ chức kiểm tra, truy quét. Qua đó, đã phát hiện, tiêu hủy hai lán trại dựng trái pháp luật trong rừng với mục đích phục vụ hoạt động khai thác vàng tại lô 6, khoảnh 5, tiểu khu 582; nhóm người liên quan đã bị xử lý hành chính và đẩy đuổi ra khỏi địa bàn.
Ông Trần Văn Tặng - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô nói rằng, qua nắm thông tin từ quần chúng nhân dân, hiện trên địa bàn có dấu hiệu hoạt động thăm dò, khai thác vàng trái pháp luật ở nhiều điểm, đặc biệt tại ba tiểu khu, có nguy cơ xâm hại đến tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, UBND xã Vĩnh Ô tiếp tục có văn bản, yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, xử lý.
Theo ông Tặng, khai thác vàng trái phép ở địa phương có hai hình thức, nếu khai thác vàng sa khoáng ở dưới sông thì múc đất cát lên để sàng, còn khai thác vàng hầm thì đào sâu xuống lấy đất đá để xay rồi đãi. Nguyên nhân khiến vàng tặc xuất hiện trở lại, theo ông Tặng xuất phát từ thông tin một người dân nhặt được cục vàng ở thôn Xà Lời, nên nhiều người đến để tìm vận may.
“Lo nhất của địa phương là các đối tượng này đem đến tệ nạn, nên chúng tôi phát hiện là đẩy đuổi ngay. Chúng tôi xử lý rất quyết liệt” - ông Tặng nhấn mạnh.
Trước thông tin do chúng tôi cung cấp, rằng vàng tặc hoạt động rất quy mô ở khu vực Khe Dẻ và có sự tiếp tay của người dân địa phương, ông Tặng nói rằng có thể do việc khai thác vàng trái phép quá tinh vi, nên các lực lượng chưa phát hiện ra.
“Tôi sẽ yêu cầu các lực lượng tiến hành rà soát, xử lý ngay” - ông Tặng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện các Nghị quyết về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại...
Do Huỳnh Hùng A, 17 tuổi, bị tố giác liên quan việc cố ý gây thương tích, cha cậu nhờ người đưa ví để con 'diễn' màn kịch nhặt được của đánh rơi, nhằm lập công giảm tội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can với 3 cán bộ của xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Các bị can gồm: Nguyễn Xuân Phiến, Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Phích, Phó Chủ tịch UBND xã; Trần Thị Thu Trang, cán bộ địa chính. Còn Nguyễn Văn Thăng, Trưởng cụm dân cư số 5 xã Tự Nhiên bị điều tra về hành vi môi giới hối lộ. Theo cơ quan điều tra, từ tháng 11/2024 đến nay, 3 bị can trên có...
Đêm 11-5, Nga đã phóng 108 drone vào Ukraine và tấn công cơ sở hạ tầng đường sắt khiến tài xế tàu chở hàng bị thương.
Trà Vinh - Hơn 150 cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN Long Đức được tuyên truyền về BHXH.
Khu Di tích Lịch sử Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947) được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan với du khách trong ngoài nước.
Sáng 28/4, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng nhớ Người tại Nhà 67 trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.
Ngày 9/5, trong khuôn khổ tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp với Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
Khói lửa bùng lên tiệm điện lạnh ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, người đàn ông 33 tuổi mắc kẹt, tử vong.