Chiều 29-4, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng UBND TP.HCM tổ chức chuyến tham quan thực tế Di tích lịch sử Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - Địa đạo Củ Chi trong khuôn khổ Tuần lễ báo chí.
Nhiều thành viên trong đoàn các cựu phóng viên chiến trường từng đưa tin ở Việt Nam, phóng viên từ một số nước trực tiếp hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam và phóng viên kiều bào không giấu được sự ấn tượng, tò mò, thích thú xen lẫn niềm ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của người Việt.
Ông Bruno Sommer, nhà sáng lập báo El Ciudadano (Chile), cho biết rất ấn tượng và đã trải nghiệm hầu hết các hầm trong khu di tích địa đạo.
Ông khẳng định điều quan trọng nhất mà địa đạo giúp ông thấu hiểu chính là sự tháo vát và dũng cảm của nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nhà báo Chile cũng cho biết ông đặc biệt ấn tượng khi được hướng dẫn viên mô tả cách nhân dân Củ Chi từng dùng những công cụ thô sơ để đào địa đào và cách mà họ giấu cửa hầm.
"Người Mỹ dùng máy bay và bom cỡ lớn nhưng các bạn đã dùng khối óc và bàn tay, cùng sự trợ giúp của thiên nhiên, để chiến thắng. Với tôi những gì người Việt xây dựng được ở đây quá đỗi kinh ngạc", ông Sommer chia sẻ.
Nhà báo David Burnett, phóng viên ảnh tạp chí Time và tạp chí Life (Mỹ) tại Việt Nam những năm đầu thập niên 1970, có chung nhận định địa đạo Củ Chi là minh chứng cho thấy sự tài giỏi của quân dân Việt Nam.
"Các chiến sĩ Củ Chi đã phải chịu đựng nhiều khó khăn. Việc phải ở dưới địa đạo là một trong số đó, nhưng địa đạo đã cho phép họ tiếp tục có thể chiến đấu lâu dài hơn. Họ thực sự đã làm rất tốt, tự tay xây dựng và vận hành thành công. Xây dựng bằng máy móc hiện đại là một chuyện, nhưng làm tất cả bằng tay như họ là một chuyện hoàn toàn khác", ông Burnett nhận định.
Ngồi trên chuyến xe bus đưa đoàn đến Củ Chi, ông Pavel Suian, một chính trị gia và là giáo sư đại học tại Romania cảm thán: "Thật khó để nhận ra đây là Sài Gòn của 50 năm về trước. Tôi thật sự ấn tượng với những tòa nhà cao tầng, đường sá, giao thông ở TP.HCM ngày nay".
Ông Pavel nhấn mạnh: "Hãy nhìn vào tốc độ phát triển - rất đáng chú ý. TP.HCM phát triển rất nhanh, nhanh chóng vươn lên sau chiến tranh để trở thành đô thị sầm uất". Vừa nói, ông vừa chỉ nhiều tòa nhà trên đường.
Là một trong những chuyên gia quốc tế đến Việt Nam ngay sau ngày giải phóng, ông Pavel khi ấy đang làm việc trong Ban Đối ngoại của Đảng Cộng sản Romania.
Khi đó, chỉ có rất ít tòa nhà cao tầng, hầu hết là những ngôi nhà nhỏ, xe cộ - đặc biệt là xe hơi cũng ít.
"Khi đặt chân đến, tôi cảm nhận được một không khí hạnh phúc nhẹ nhàng của hòa bình. Mọi thứ rất yên tĩnh.
Người dân khắp nơi chỉ đơn giản là đang tận hưởng cảm giác hòa bình", ông nhớ lại.
Từ mối quan hệ gắn bó với Việt Nam suốt hàng chục năm, ông đã thực hiện thêm các nghiên cứu và cuối cùng xuất bản quyển sách "Việt Nam diệu kỳ" tại Romania năm 2023, mang lại cái nhìn chi tiết về đất nước hình chữ S và những thành công trong nhiều lĩnh vực văn hóa, ngoại giao, kinh tế, chính trị - xã hội.
"Tôi muốn lấy Việt Nam làm một dẫn chứng về sự nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ. Các bạn đã dũng cảm chiến đấu giành lấy độc lập, không ngừng thay đổi để phục hồi và phát triển sau chiến tranh - đặc biệt là ở góc độ kinh tế. Các bạn vẫn đang làm việc cật lực, đặt ra nhiều mục tiêu. Tôi rất ấn tượng", ông Pavel cho biết.
"Thời kỳ sau chiến tranh, đất nước Việt Nam nói chung và TP.HCM vẫn còn rất nghèo khó. Rất nhiều khó khăn, và vươn lên từ một hoàn cảnh như vậy không phải là điều dễ dàng. Cần rất nhiều nỗ lực. Tôi ngưỡng mộ điều đó", ông nói thêm.
Theo chính trị gia người Romania, có nhiều lý do để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam cũng như TP.HCM trong những năm qua.
"Các bạn có một chính phủ tốt với rất nhiều chính sách đưa đất nước đi lên, mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân. Chính sách ngoại giao của Việt Nam cũng giúp các bạn kết nối và trở thành bạn bè của các quốc gia trên thế giới, kể cả với những cựu thù.
Trên hết, tôi cảm nhận được lòng yêu nước mãnh liệt của người dân Việt Nam. Dù ở thời đại nào, tất cả các bạn đều đang cố gắng để đóng góp cho đất nước - đó là điều khiến tôi cảm phục từ tận trái tim mình", ông nói.
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo quy định cơ quan quản lý giáo dục sẽ đóng vai trò tổ chức việc tuyển dụng nhưng có thể xem xét, phân cấp cho cơ sở.
Lào Cai - Tối 30.4, hàng ngàn người dân và du khách có mặt tại thành phố đã chứng kiến những màn biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa...
Lấy cảm hứng từ hồi ký “Nước mắt ngày gặp mặt” của Đại tá tình báo, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), tối 6/5, nhóm sinh viên ngành Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình kịch nói “Để dành ngày mai ấy” nhằm lan toả những giá trị lịch sử.
Theo nhiều tiểu thương bán thịt lợn, thông tin bộ lòng xe điếu dài 40m được lan truyền trên mạng xã hội trong thời gian qua là rất vô lý...
Ban tổ chức chương trình ‘Caravan thiện nguyện 2030’ cho rằng việc ô tô chắn ngang quốc lộ 20 qua tỉnh Lâm Đồng đây là hành động bộc phát, nôn nóng của một số thành viên theo đoàn khi đoàn xe doanh nhân băng qua đường.
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31.12.2026.
Tổng Bí thư khẳng định với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới.
Bộ Xây dựng đề nghị tỉnh Đắk Lắk quyết liệt xử lý một số vướng mặc về mặt bằng ở dự án đội vốn đường tránh Đông, sớm đưa dự án vào khai thác.
Cái chết oan ức của một phụ nữ tại Quốc lộ 5 (địa bàn huyện Kim Thành, Hải Dương) sáng 8/5 nối dài thêm danh sách thảm họa mà nạn lấn làn gây ra. Hình ảnh được camera ghi lại cho thấy có 3 chiếc xe đầu kéo chạy song song chèn kín lòng đường, trong đó một chiếc va vào xe máy khi lấn sang làn dành cho phương tiện này. Người đàn ông 67 tuổi điều khiển xe máy bị thương, còn con gái ông ngồi phía sau trút hơi thở cuối ngay trên mặt đường. Đây chỉ là...