Trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26, việc hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các ngành kinh tế, trong đó khu công nghiệp (KCN) giữ vai trò mũi nhọn.
Không chỉ là đầu tàu thu hút đầu tư và phát triển sản xuất, các KCN còn là nơi tập trung phần lớn các nguồn phát thải khí nhà kính, nước thải công nghiệp và chất thải rắn. Do đó, việc giảm phát thải trong các KCN không chỉ là một phần, mà là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa cam kết Net Zero của quốc gia.
Nhiều KCN đang phát thải ở mức cao
Theo khảo sát, nhiều KCN tại Việt Nam được xây dựng từ giai đoạn 1990–2010, khi vấn đề biến đổi khí hậu chưa trở thành ưu tiên toàn cầu. Điều này dẫn đến một thực tế là nhiều doanh nghiệp trong các KCN vẫn sử dụng công nghệ sản xuất lỗi thời, thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng như lò hơi đốt than, hệ thống làm mát bằng nước trực tiếp, động cơ cơ khí công suất thấp. Một số ngành như dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, luyện kim vẫn áp dụng công nghệ tiêu chuẩn cũ, thải ra khối lượng lớn khí CO₂, NOx, SO₂ và nước thải chưa xử lý triệt để.
Các hệ thống xử lý môi trường cũng chủ yếu dùng công nghệ cũ, không đồng bộ. Ước tính chỉ khoảng 30% KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn QCVN và giám sát tự động. Phần còn lại hoặc không có, hoặc chất lượng không ổn định. Các chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại, vẫn chủ yếu xử lý phân tán, thiếu giám sát và tỷ lệ tái chế rất thấp.
Đa phần KCN chưa áp dụng hệ thống giám sát môi trường theo thời gian thực, không đo đếm phát thải carbon định lượng, dẫn đến thiếu căn cứ để kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả.
Những thực tế trên khiến KCN đang là "nút thắt" của hành trình giảm phát thải. Nếu chuyển đổi đúng hướng, KCN sẽ trở thành "bàn đạp" giúp Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero một cách thực chất và khả thi. Vấn đề không phải là liệu có thể hay không, mà là ai sẽ đi trước, và đi đến đâu.
Giải pháp nào để giảm phát thải?
Đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050 không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, mà còn là cơ hội và trách nhiệm của chính các chủ đầu tư KCN và doanh nghiệp hoạt động bên trong đó. Nếu chủ động đầu tư đúng hướng, họ hoàn toàn có thể tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống, giúp giảm 20–40% lượng khí thải nhà kính trong vòng 5–10 năm. Một số giải pháp hiệu quả đã được chứng minh trên thực tế.
Đơn cử, một doanh nghiệp dệt nhuộm tại Nam Định đã chủ động thay thế hệ thống lò hơi đốt than bằng nồi hơi sử dụng biomass và tích hợp hệ thống tận thu nhiệt thải. Kết quả, lượng phát thải CO₂ giảm hơn 30%, đồng thời tiết kiệm tới 25% chi phí năng lượng mỗi năm.
Tại Hưng Yên, 21 doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN trên địa bàn tỉnh đã được chấp thuận lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, với tổng công suất trên 25 MW. Sau khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời doanh nghiệp sẽ nhận được chứng chỉ về I-REC (chứng chỉ năng lượng tái tạo) nên nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang nguồn năng lượng sạch này.
Đối với các chủ đầu tư cũng có thể chủ động triển khai các giải pháp giảm phát thải, tái sử dụng nước thải, tăng khả năng tuần hoàn tài nguyên trong nội khu thông qua các giải pháp cộng sinh giữa các doanh nghiệp trong KCN (một tiêu chí để được công nhận là KCN sinh thái). Tại KCN Trà Nóc 1&2, bước đầu thực hiện đã giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp gần 47 tỷ đồng/năm, đồng thời cũng đã giúp giảm tiêu thụ năng lượng điện (13.255.095 kwh); nước (365.326 m3/năm); hóa chất và chất thải (666 tấn/năm); giảm 12 Kt khí CO2/năm.
Trung tâm điều hành KCN thông minh của IMC |
“Việc các chủ đầu tư, doanh nghiệp trong KCN chủ động chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, phát thải thấp không chỉ giúp Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu Net Zero, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ các đối tác toàn cầu đang ưu tiên yếu tố ESG”, ông Lê Hồng Quân – Giám đốc Tổ hợp KCN Đồng Văn II, Công ty CPDV QLVH KCN IMC nhận định.
Để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi, bên cạnh vai trò định hướng của chủ đầu tư và sự chủ động của doanh nghiệp, công tác quản lý vận hành khu công nghiệp giữ vị trí then chốt.
Đơn vị quản lý vận hành KCN chính là “cầu nối” giữa chính sách, hạ tầng khu công nghiệp và hành động thực tế, giúp hiện thực hóa mục tiêu xanh thông qua việc giám sát và vận hành hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung; áp dụng hệ thống Khu công nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ IOT để thu thập, đo lường và phân tích các chỉ số môi trường của KCN để từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời cũng như đảm bảo số liệu minh bạch cho các báo cáo môi trường.
Năng lực của đơn vị quản lý vận hành tại KCN trong việc liên tục cải tiến công nghệ, chuyển đổi số công tác vận hành còn góp phần quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN tiếp cận giải pháp công nghệ mới, tích hợp công nghệ số trong quản lý môi trường thông minh, an ninh thông minh…
Đơn vị quản lý vận hành KCN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các “cộng sinh” giữa các doanh nghiệp trong KCN với nhau nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm phát thải.
KCN là một tác nhân vô cùng quan trọng trong mục tiêu hướng đến Net Zero. Việc để toàn KCN chuyển mình theo hướng phát triển bền vững, góp phần quan trọng vào mục tiêu Net Zero luôn cần đến sự quan tâm của tất cả Chủ đầu tư hạ tầng KCN, các doanh nghiệp thứ cấp và đơn vị quản lý vận hành KCN.
Đọc bài gốc tại đây.
Hãng taxi điện đứng vị trí số một với gần 40% thị phần, vượt các đối thủ về số chuyến, doanh thu bình quân và mức độ hài lòng khách hàng, theo Mordor Intelligence.
Ông Hồ Nhân - Tổng giám đốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen - vừa qua đời ở tuổi...
Với phương châm hành động “cán bộ chủ động, người dân hài lòng”, tỉnh Tây Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và phục vụ. Năm 2024 đánh dấu sự chuyển mình rõ nét của địa phương này trong công cuộc cải cách hành chính (CCHC), đưa công dân trở thành trung tâm phục vụ và cải thiện mạnh mẽ niềm tin của người dân đối với bộ máy chính quyền. Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt Ngay...
Phía Vương quốc Anh khuyến nghị hạn ngạch không sử dụng hết không được chuyển sang quý tiếp theo; các nước được cấp hạn ngạch riêng sẽ không được sử dụng hạn ngạch còn dư trong quý cuối cùng.
Vĩnh Long - Rẽ lối từ ngành điện sang nông nghiệp, ông Lê Vĩnh Thọ tạo “độc - lạ” với bưởi Tam Hồng, cam Như Ý góp phần thổi làn...
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng giám đốc Sacombank - từ năm 2014 đến nay, đã gửi thư chia tay tới toàn thể cán, bộ nhân viên và nói lời tạm biệt. Rời khỏi vị trí Tổng giám đốc, bà Diễm cho biết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Sacombank ở vai trò mới trong chiến lược phát triển dài hạn.
Đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn Quảng Trị), bày tỏ sự đồng tình với ý tưởng của Thủ tướng. Ông cho rằng phong trào “cả nước thi đua làm giàu” sẽ là động thái đầu tiên nhằm thực thi các nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, góp phần giúp đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Người dân, doanh nghiệp càng giàu thì đất nước càng phát triển, mỗi thành viên có thu nhập tốt sẽ đóng góp chung vào tổng thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, ông Đồng...
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức khánh thành nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh dân tộc H’Mong và Laha tại Trường Tiểu học & THCS Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đây là kết quả tích cực từ một sáng kiến đặc biệt của ABBANK có tên gọi 'Hành trình vạn dặm – Ươm ngàn ước mơ'. Sáng kiến kêu gọi cán bộ nhân viên (CBNV) ABBANK góp quỹ thiện nguyện cho cộng đồng bằng việc xây dựng thói quen luyện tập thể thao,...
Sau nhiều năm thi công, tuyến đường ven biển hơn 4.650 tỷ đồng qua tỉnh Nghệ An đã hoàn thiện khoảng 90%. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng thi công nên một số hạng mục chưa được thực hiện theo đúng tiến độ.