Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chính sách ưu đãi, chính sách về tiền lương, cơ chế đãi ngộ để thu hút, giữ chân công chức, viên chức xuất sắc.
Cơ chế đãi ngộ để thu hút nhân tài
Chiều 15.4, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Đóng góp ý kiến cho dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương kiến nghị, cần có chính sách đột phá, mang tính lâu dài hơn, đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công.
Theo đó, tại khoản 1 điều 5 dự thảo, bà Xuân kiến nghị bổ sung, sửa đổi như sau: Nhà nước có chính sách đặc biệt trong bồi dưỡng, đào tạo, thu hút, trọng dụng người có tài năng trong hoạt động công vụ và có chính sách đặc biệt cho các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên sâu cho nền giáo dục công vụ Quốc gia.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu quy định cụ thể phần trăm chi ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.
"Cần nghiên cứu xem xét các chế độ chính sách lương, ưu đãi tương xứng với trách nhiệm, nhiệm vụ được giao cho cán bộ công chức, nhất là người đứng đầu của Đảng, Bộ, Ngành, địa phương, chuyên gia cao cấp, công chức xuất sắc ở trung ương và địa phương tương đương và không thấp hơn khu vực tư để giữ chân nhân tài. Đây là động lực cho đội ngũ cán bộ công chức" - bà Xuân nói.
Nữ đại biểu cho rằng, Nhà nước cũng cần có cơ chế chủ động từ sớm trong chính sách đầu tư cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công vụ một cách chuyên nghiệp của quốc gia, nhất là các học viện, trường đại học đào tạo công chức ngang tầm khu vực và quốc tế về cơ sở vật chất.
Đồng thời, tiếp tục rà soát để có các học bổng công vụ danh giá hằng năm, giải thưởng công vụ hằng năm cho công chức xuất sắc toàn quốc trên các lĩnh vực cụ thể. Có chiến lược thu hút, bồi dưỡng người tài từ các trường trung học phổ thông, các đại học, học viện.
Không thể phát hiện người tài bằng hồ sơ, bằng cấp
Đóng góp vào nội dung về chính sách đãi ngộ, phát hiện người tài trong hoạt động công vụ, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, để chính sách thực sự phát huy hiệu quả, cần nhìn nhận rõ, tài năng trong hoạt động công vụ là dạng tài năng đặc thù, không chỉ đòi hỏi năng lực chuyên môn, kỹ năng tổ chức, còn cần sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực và bản lĩnh chính trị.
"Không thể phát hiện người tài bằng hồ sơ, bằng cấp, hay qua các kỳ thi hình thức. Người tài trong công vụ cần được phát hiện thông qua nhiệm vụ thực tiễn, qua khả năng xử lí vấn đề mới, phức tạp và đặc biệt là qua kết quả tạo ra giá trị công. Muốn thu hút và giữ chân người tài, những ưu đãi không chỉ dừng ở tiền lương, điều quan trọng hơn là trao cho họ cơ hội cống hiến, được tin tưởng và trọng dụng" - bà Nga phân tích.
Từ những lý do trên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga kiến nghị Chính phủ cần quy định rõ hơn một số cơ chế then chốt liên quan đến việc phát hiện và trọng dụng nhân tài cho khu vực công theo hướng: Thiết kế lại hệ thống đánh giá cán bộ theo đầu ra và theo hiệu quả công vụ chứ không chỉ dựa vào hình thức hay quy trình;
Cho phép xây dựng các cơ chế thử thách và lựa chọn nhân tài linh hoạt, đặc biệt là những vị trí cần sáng tạo, đổi mới;
Trao quyền cho người đứng đầu trong việc phát hiện, đề xuất và sử dụng người tài. Nhưng đồng thời phải đi kèm cơ chế giám sát, đánh giá khách quan.
"Nếu không cải cách mạnh mẽ ngay từ khâu phát hiện, sử dụng đến đãi ngộ thì chính sách ưu đãi người tài có ghi trong Luật cũng chỉ dừng ở khẩu hiệu hoặc sự đãi ngộ không thực sự đúng đối tượng" - bà Nga nói.
Chiều 7/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ liên quan đến vụ tai nạn khiến bé N.N.B.T (14 tuổi) tử vong. Theo kết quả điều tra ban đầu, Nguyễn Văn Bảo Trung (SN 1992, ngụ tỉnh Trà Vinh) điều khiển xe tải mang biển kiểm soát 84C-102.77. Khi lưu thông, Trung đã vượt xe bán tải mang biển số 61C-567.14 đang dừng vào lề, dẫn đến việc...
Nhắc đến các vụ sữa giả, thuốc, thực phẩm chức năng giả, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh nếu không có các tiêu chuẩn, quy chuẩn, rất khó quản lý.
Đặng Văn Ửng, 29 tuổi, nhớ lại việc người đàn ông nhiều lần nhắn tin rủ bạn gái của mình đi nhà nghỉ nên tức tối mang gậy sắt chặn xe, đánh tử vong.
Trong một động thái đáng chú ý, 15 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Bulgaria, đã cùng nhau kêu gọi một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận ngoại giao của khối đối với cuộc xung đột ở Ukraine. Theo hãng thông tấn Sofia (Bulgaria) ngày 18/5, sáng kiến này, dẫn đầu bởi Áo, được thể hiện trong một bức thư dự kiến gửi tới Đại diện cấp cao phụ trách các vấn đề đối ngoại của EU, bà Kaja Kallas, nhấn mạnh sự cần thiết của việc EU...
Bạn đọc levuxxx@gmail.com hỏi: Trưởng thôn có vai trò gì khi cho thôi đối với người tham gia bảo vệ an ninh , trật tự ở cơ sở không hoàn...
Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.
Sau khi đâm chết hàng xóm, Võ Thế Hùng, 43 tuổi, bỏ trốn vào rừng, tiếp tục di chuyển hàng trăm km vào Quảng Nam nhưng không thoát.
Cùng với yếu tố pháp luật, đại biểu Nguyễn Minh Đức cũng nhấn mạnh đến vấn đề đạo đức, uy tín của người nổi tiếng. Đại biểu nhìn nhận, người nổi tiếng đã có uy tín, danh tiếng đối với cộng đồng càng phải giữ liêm sỉ nhiều hơn, và xã hội, pháp luật luôn công bằng với mọi người.
Ngày 23-5, trong không khí trọng thể, chính quyền tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ truy điệu và an táng 23 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia.