Bạn đọc Quang Anh (Lạng Sơn) hỏi: "Mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở nào?".
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện được tính dựa trên mức đóng và thời gian tham gia, đồng thời có sự chia sẻ giữa các đối tượng tham gia.
Khoản 1 Điều 5 của Luật quy định: mức hưởng BHXH (bảo hiểm xã hội) dù là bắt buộc hay tự nguyện đều căn cứ vào mức đóng và thời gian đóng. Bên cạnh đó, nguyên tắc chia sẻ rủi ro cũng được áp dụng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia trong từng trường hợp cụ thể.
Cách xác định mức đóng bảo hiểm xã hội
Với BHXH bắt buộc, mức đóng được tính trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Còn BHXH tự nguyện tính theo thu nhập do người tham gia lựa chọn, nhưng phải nằm trong giới hạn do pháp luật quy định.
Luật cũng cho phép người lao động có thể gộp thời gian tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để tính các chế độ như lương hưu, trợ cấp hằng tháng, tử tuất. Tuy nhiên, thời gian đã được nhận BHXH một lần sẽ không được tính tiếp vào các chế độ khác.
Tiền lương nào được dùng để tính đóng BHXH?
Theo Điều 31 của Luật này, với người hưởng lương theo hệ thống nhà nước, mức đóng BHXH dựa trên tiền lương tháng gồm lương chức danh, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Với người lao động trong doanh nghiệp, mức đóng dựa trên lương thỏa thuận, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và các khoản bổ sung thường xuyên.
Người ngừng việc nhưng vẫn được trả lương từ mức tối thiểu trở lên, vẫn phải đóng BHXH theo mức đang hưởng.
Một số nhóm đối tượng đặc thù như cán bộ không chuyên trách, người quản lý doanh nghiệp không hưởng lương... sẽ có mức đóng do Chính phủ quy định.
Đối với nhóm được quyền lựa chọn mức lương làm căn cứ đóng BHXH, mức thấp nhất bằng mức tham chiếu, cao nhất không vượt quá 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Sau ít nhất 12 tháng, người lao động được phép điều chỉnh lại mức lương đóng BHXH.
Việc Luật BHXH 2024 quy định rõ ràng về cơ sở tính mức hưởng và mức đóng mang lại sự minh bạch cho người lao động. Đặc biệt, quy định cho phép lựa chọn và điều chỉnh mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện giúp người dân có nhiều phương án linh hoạt hơn để đảm bảo an sinh khi về già.
Cùng với yếu tố pháp luật, đại biểu Nguyễn Minh Đức cũng nhấn mạnh đến vấn đề đạo đức, uy tín của người nổi tiếng. Đại biểu nhìn nhận, người nổi tiếng đã có uy tín, danh tiếng đối với cộng đồng càng phải giữ liêm sỉ nhiều hơn, và xã hội, pháp luật luôn công bằng với mọi người.
Ngày 23-5, trong không khí trọng thể, chính quyền tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ truy điệu và an táng 23 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia.
Ông Nguyễn Quốc Hận, phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau, chỉ ra bất cập khi tồn tại lượng lớn diện tích đất hoang hóa tại các địa phương.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được quy hoạch nâng công suất khai thác cho các giai đoạn tiếp theo sẽ là tiền đề để phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Sau 3 tháng huấn luyện, gần 1.700 chiến sĩ thuộc Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc đã luyện tập võ thuật, sử dụng súng và các vũ khí quân dụng sẵn sàng tham gia chống khủng bố, trấn áp tội phạm để bảo vệ sự yên bình cho Tổ quốc và nhân dân.
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai phối hợp Tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề 'Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt ở Việt Nam' tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Ngày 21/5, một nhóm gồm 7 thanh niên và học sinh đi tắm suối thì bất ngờ gặp lũ, người dân kịp thời cứu được 3 người.
Theo báo cáo công bố chính thức của tổ chức StartupBlink, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1 bậc để lên vị trí 110 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay.
Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.